Cho các vật thể: ngôi nhà, con gà, cây lúa, viên gạch, nước biển, xe đạp. Trong các vật thể đã cho, những vật thể do con người tạo ra là: A. ngôi nhà, con gà, xe đạp. B. con gà, nước biển, xe đạp. C. ngôi nhà, viên gạch, xe đạp. D. con gà, viên gạch, xe đạp
Cho các vật thể: vi khuẩn, đôi giày, con cá, con mèo, máy bay. Những vật thể sống trong các vật thể đã cho là: A. vi khuẩn, đôi giày, con cá. B. vi khuẩn, con cá, con mèo. C. con cá, con mèo, máy bay. D. vi khuẩn, con cá, máy bay.
Phát biểu nào dưới đây là đúng khi nói về những đặc điểm của chất rắn? A. Có khối lượng, hình dạng xác định, không có thể tích xác định. B. Có khối lượng xác định, hình dạng và thể tích không xác định. C. Có khối lượng, hình dạng, thể tích xác định. D. Có khối lượng xác định, hình dạng và thể tích không xác định.
Không khí quanh ta có đặc điểm gì? A. Không có hình dạng và thể tích xác định. B. Có hình dạng và thể tích xác định. C. Có hình dạng xác định, không có thể tích xác định. D. Không có hình dạng xác định, có thể tích xác định.
Cho mẫu chất có đặc điểm sau: có khối lượng xác định, không có thể tích xác định và không có hình dạng xác định mà mang hình dạng của vật chứa nó. Mẫu chất đó đang ở thể nào? A. Rắn. B. Lỏng. C. Khí. D. Không xác định được.
Trong các câu sau, từ (cụm từ) in nghiêng nào chỉ vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo, vật sống, vật không sống, chất? a) Trong cơ thể người có tới gần 70% về khối lượng là nước. b) Quần áo may bằng sợi cotton (90 – 97% là cellulose) sẽ thoáng mát hơn quần áo may bằng nilon (sợi tổng hợp). c) Sự quang hợp của cây xanh tạo ra khí oxygen. d) Chiếc ô tô được chế tạo từ sắt, nhôm, cao su, chất dẻo và nhiều chất khác nữa. e) Muối ăn được sản xuất từ nước biển.
Hãy kể tên một số vật thể chứa một hoặc đồng thời các chất sau: nhôm, cao su, nhựa, sắt.
Nêu ví dụ chứng minh chất khí dễ lan toả.
Một bình thuỷ tinh dung tích 20 lít chứa 20 lít khí oxygen. Nếu ta thêm vào bình 2 lít khí oxygen nữa thì thể tích oxygen trong bình lúc này là bao nhiêu? Nhận xét khối lượng của bình sau khi thêm khí oxygen.
Sự sắp xếp các “hạt” trong chất lỏng được mô phỏng như hình 5.1b. Hãy vẽ lại sự sắp xếp các “hạt” trong chất rắn và chất khí vào hình 5.la, c. Vì sao chất khí lại dễ nén hơn chất rắn và chất lỏng?
Những tính chất nào sau đây là tính chất vật lí của chất? A. Khả năng tan trong nước, màu sắc, khả năng bị cháy. B. Tính dẫn điện, nhiệt độ sôi, khả năng tác dụng với nước. C. Khả năng tan trong nước, nhiệt độ sôi, màu sắc. D. Tính dẫn điện, khả năng tác dụng với nước, khả năng bị cháy.
Tính chất nào dưới đây là tính chất hoá học của đường? A. Tan trong nước. B. Có màu trắng. C. Khả năng cháy trong oxygen tạo thành khí carbon dioxide và nước. D. Là chất rắn ở nhiệt độ phòng.
Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trong các câu sau: a) Tính tan trong nước là ...(1)... của muối ăn. b) Khả năng cháy trong oxygen là ...(2)... của than. A. (1) tính chất vật lí, (2) tính chất vật lí. B. (1) tính chất hoá học, (2) tính chất hoá học. C. (1) tính chất vật lí, (2) tính chất hoá học. D. (1) tính chất hoá học, (2) tính chất vật lí.
Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng được gọi là A. sự ngưng tụ. B. sự bay hơi. C. sự đông đặc D. sự nóng chảy.
Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào liên quan đến sự bay hơi? A. Kính cửa sổ bị mờ đi trong những ngày đông giá lạnh. B. Cốc nước bị cạn dần khi để ngoài trời nắng. C. Miếng bơ để bên ngoài tủ lạnh sau một thời gian bị chảy lỏng. D. Đưa nước vào trong tủ lạnh để làm đá.
Cho ba chất: muối ăn, đường ăn, than bột. Hãy so sánh một số tính chất của các chất trên (màu sắc, tính tan,...).
Mỗi trường hợp sau diễn ra quá trình chuyển thể nào? a) Đun chảy một mẩu nến. b) Sương đọng trên lá cây.
Quan sát hình minh hoạ 6.1, hãy dự đoán sau ba ngày lượng nước ở vật dụng nào còn nhiều nhất, ở vật dụng nào còn ít nhất. Biết ba vật dụng chứa cùng một lượng nước, đặt ở cùng một vị trí, trong cùng điều kiện môi trường.
Sự bay hơi của nước diễn ra nhanh hơn khi nào?
Hình 6.2 minh hoạ chu trình của nước trong tự nhiên. Theo em, có những quá trình chuyển thể nào của nước diễn ra trong chu trình này?