Giải bài tập chủ đề 9: Lực - KHTN 6 - Cánh diều — Không quảng cáo

Sách bài tập Khoa học tự nhiên 6 - Cánh Diều


Bài 26.1 trang 71 sách bài tập KHTN 6 - Cánh diều

Khi một quả bóng đập xuống sân bóng thì sân tác dụng lực lên quả bóng sẽ gây ra những kết quả gì? A. Chỉ làm thay đổi chuyển động của quả bóng B. Chỉ làm biến dạng của quả bóng C. Vừa làm biến dạng quả bóng, vừa làm thay đổi chuyển động của nó. D. Không làm biến dạng và cũng không làm thay đổi chuyển động của quả bóng.

Bài 26.2 trang 71 sách bài tập KHTN 6 - Cánh diều

Hãy chọn cụm từ trong khung điền vào chỗ … cho phù hợp với những phát biểu sau đây. Lực đẩy Lực kéo Lực nâng Lực hút Lực ẩn a) Để nâng một vật nặng từ mặt đất, cần cẩu phải tác dụng vào vật một …(1)… b) Người công nhân ở hình 26.1a (SGK) đã tác dụng …(2)… lên động cơ điện. c) Người công nhân ở hình 26.1b (SGK) đã tác dụng …(3)… lên xe. d) Khi ấn tay lên quả bóng bay, ta đã tác dụng …(4)… lên vỏ quả bóng. e) Khi cầu thủ sút bóng ở hình 26.2 (SGK), chân cầu thủ đã tác dụng vào quả bóng một …

Bài 26.3 trang 71 sách bài tập KHTN 6 - Cánh diều

Em hãy lấy hai ví dụ trong đó lực tác dụng gây ra sự thay đổi hình dạng của một vật.

Bài 26.4 trang 71 sách bài tập KHTN 6 - Cánh diều

Em hãy lấy hai ví dụ trong thực tế, khi đẩy hoặc kéo làm một vật đang đứng yên thì chuyển động

Bài 26.5 trang 71 sách bài tập KHTN 6 - Cánh diều

Em hãy lấy ví dụ về tình huống lực làm thay đổi hướng chuyển động.

Bài 26.6 trang 71, 72 sách bài tập KHTN 6 - Cánh diều

Đánh dấu X vào ô trống cho phù hợp. STT Nội dung Đúng Sai 1 Đơn vị đo lực là Niuton 2 Lực hướng theo phương ngang được vẽ bằng hình mũi tên hướng thẳng đứng lên trên 3 Lực kéo một cuốn sách làm nó bắt đầu chuyển động trên bàn nhỏ hơn lực kéo làm cái bàn bắt đầu chuyển động trên sàn nhà 4 Lực được biểu diễn bằng hình mũi tên, có gốc đặt vào vật chịu tác dụng lực

Bài 27.1 trang 72 sách bài tập KHTN 6 - Cánh diều

Lực nào sau đây là lực tiếp xúc? A. Lực hút của Trái Đất tác dụng lên quả táo trên cây. B. Lực của chân người tác dụng lên đĩa cân khi kiểm tra sức khỏe. C. Lực hút giữa hai thanh nam châm khi đặt các cực khác tên gần nhau. D. Lực hút giữa Mặt Trời và Trái Đất.

Bài 27.2 trang 72 sách bài tập KHTN 6 - Cánh diều

Lực nào sau đây là lực không tiếp xúc? A. Lực đẩy của tay người lên cánh cửa sổ khi mở cửa. B. Lực của chân người tác dụng lên bậc thang khi đi bộ. C. Lực hút của Trái Đất tác dụng lên máy bay. D. Lực của gió tác dụng lên cánh diều.

Bài 27.3 trang 72 sách bài tập KHTN 6 - Cánh diều

Hai lực nào sau đây là lực không tiếp xúc? A. Lực hút của Trái Đất làm một vật rơi xuống và lực do nam châm hút một vật bằng sắt. B. Lực do mặt sàn cản trở chuyển động của một vật trượt trên nó và lực do tay người làm biến dạng quả bóng. C. Lực hút của Trái Đát làm một vật rơi xuống và lực do mặt sàn cản trở chuyển động của một vật trượt trên nó. D. Lực do tay người làm biến dạng quả bóng và lực do nam châm hút một vật bằng sắt.

Bài 27.4 trang 73 sách bài tập KHTN 6 - Cánh diều

Nêu ví dụ về lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc.

Bài 27.5 trang 73 sách bài tập KHTN 6 - Cánh diều

Quan sát hình 27.1 và cho biết, quả bóng bay chịu tác dụng của những lực nào? Chỉ ra lực không tiếp xúc tác dụng lên quả bóng.

Bài 27.6 trang 73 sách bài tập KHTN 6 - Cánh diều

Giả sử quạt điện khiến tờ giấy bay. Tờ giấy chịu tác dụng của lực tiếp xúc và không tiếp xúc nào?

Bài 28.1 trang 73 sách bài tập KHTN 6 - Cánh diều

Nêu tác dụng có lợi, có hại của lực ma sát khi phải đẩy một cái xe ô tô chết máy.

Bài 28.2 trang 73 sách bài tập KHTN 6 - Cánh diều

Nêu một tình huống lực ma sát cản trở chuyển động.

Bài 28.3 trang 73 sách bài tập KHTN 6 - Cánh diều

Nêu các cách làm tăng ma sát giữa giày và mặt đường giúp người đi dễ dàng.

Bài 28.4 trang 73 sách bài tập KHTN 6 - Cánh diều

Em hãy nêu các cách làm giảm ma sát giữa một thùng hàng và sàn nhà khi cần đẩy thùng hàng chuyển động trên sàn từ vị trí này sang vị trí khác.

Bài 28.5 trang 73 sách bài tập KHTN 6 - Cánh diều

Hãy tìm ba vật trong cuộc sống quanh em có rất ít ma sát khi tiếp xúc với các vật khác.

Bài 28.6 trang 73 sách bài tập KHTN 6 - Cánh diều

Liệt kê các ví dụ thực tế trong đó mô tả có lực ma sát tác dụng với độ lớn khác nhau.

Bài 29.1 trang 74 sách bài tập KHTN 6 - Cánh diều

Phát biểu nào sau đây sai? A. Khối lượng được đo bằng gam. B. Kilôgam là đơn vị đo khối lượng. C. Trái Đất hút các vật. D. Không có lực hấp dẫn trên Mặt Trăng.

Bài 29.2 trang 74 sách bài tập KHTN 6 - Cánh diều

Điều gì sẽ xảy ra với các vật xung quanh ta, nếu không còn lực hấp dẫn của Trái Đất?

Xem thêm

Cùng chủ đề:

Giải bài tập chủ đề 4: Oxygen và không khí - KHTN 6 - Cánh diều
Giải bài tập chủ đề 5: Một số vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu, lương thực - Thực phẩm - KHTN 6 - Cánh diều
Giải bài tập chủ đề 6: Hõn hợp - KHTN 6 - Cánh diều
Giải bài tập chủ đề 7: Tế bào - KHTN 6 - Cánh diều
Giải bài tập chủ đề 8: Đa dạng thế giới sống - KHTN 6 - Cánh diều
Giải bài tập chủ đề 9: Lực - KHTN 6 - Cánh diều
Giải bài tập chủ đề 10: Năng lượng - KHTN 6 - Cánh diều
Giải bài tập chủ đề 11: Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trời, Mặt Trăng; hệ Mặt Trời và Ngân Hà - KHTN 6 - Cánh diều
Giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 6 Bài 12. Tế bào - Đơn vị cơ sở của sự sống
Giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 6 Bài 13. Từ tế bào đến cơ thể sống - Cánh diều
Giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 6 Bài 14. Phân loại thế giới sống - Cánh diều