Giải bài tập Con chào mào trang 39 vở thực hành ngữ văn 6 — Không quảng cáo

Giải vth Văn 6, soạn vở thực hành Ngữ văn 6 KNTT Bài 3. Yêu thương và chia sẻ


Giải bài tập Con chào mào trang 39 vở thực hành ngữ văn 6

Khi đọc ba dòng thơ đầu, em có thể hình dung, tưởng tượng về:

Bài tập 1

Bài tập 1 (trang 39 VTH Ngữ Văn lớp 6 Tập 1)

Khi đọc ba dòng thơ đầu, em có thể hình dung, tưởng tượng về:

- Khung cảnh thiên nhiên:

- Hình ảnh con chim chào mào:

Phương pháp giải:

Đọc lại 3 dòng thơ và chú ý những hình ảnh được nhắc tới.

Lời giải chi tiết:

- Khung cảnh thiên nhiên: tưởng tượng khung cảnh thiên nhiên thoáng đãng, bình yên được gợi ra từ hình ảnh “cây cao chót vót”…

- Hình ảnh con chim chào mào: hình dung về màu sắc, tiếng hót của con chim chào mào;

Bài tập 2

Bài tập 2 (trang 39 VTH Ngữ Văn lớp 6 Tập 1)

Ý nghĩ, cảm xúc của nhân vật “tôi” khi “vội vẽ chiếc lồng trong ý nghĩ”:

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn thơ này từ đó nảy ra cảm xúc của nhà thơ.

Lời giải chi tiết:

Khi “vội vẽ chiếc lồng trong ý nghĩ”, nhân vật “tôi” đã muốn “giam cầm” con chim chào mào – muốn “độc chiếm” cái đẹp của thiên nhiên.

Bài tập 3

Bài tập 3 (trang 39 VTH Ngữ Văn lớp 6 Tập 1)

Lúc đầu, nhân vật “tôi” “sợ chim bay đi” nhưng kết thúc bài thơ, lại khẳng định “Chẳng cần chim lại bay về/Tiếng hót ấy giờ tôi đã nghe rất rõ.” bởi vì:

Phương pháp giải:

Đọc lại câu thơ này và chú ý hàm ý của tác giả.

Lời giải chi tiết:

Sự khẳng định của nhân vật “tôi” ở hai dòng thơ cuối thể hiện những đổi thay trong ý nghĩ, cảm xúc; trong tình yêu dành cho thiên nhiên. Chẳng cần con chim chào mào lại bay về, tiếng hót du dương vẫn vang lên trong tâm trí. Bởi vì, nhân vật “tôi” đã biết ứng xử với thiên nhiên bằng sự tôn trọng và tình yêu chứ không phải bằng mong muốn “độc chiếm” hẹp hòi, ích kỉ. Tình yêu thương ấy khiến cho tâm hồn con người rộng mở, phong phú, tràn đầy niềm vui và sức sống.

Bài tập 4

Bài tập 4 (trang 40 VTH Ngữ Văn lớp 6 Tập 1)

Dòng thơ được lặp lại trong bài thơ:

Tác dụng của việc lặp lại dòng thơ đó:

Phương pháp giải:

Đọc lại bài thơ và xem dòng thơ nào được lặp lại.

Lời giải chi tiết:

Dòng thơ được lặp lại trong bài thơ là: “triu…uýt…huýt…tu hìu…” (2 lần)

Tác dụng: Nhấn mạnh âm thanh của tiếng chim chào mào hót. Tiếng chim ấy không chỉ vang lên từ trên cành cây cao chót vót mà còn vang lên ngay trong chính tâm hồn nhà thơ.

Bài tập 5

Bài tập 5 (trang 40 VTH Ngữ Văn lớp 6 Tập 1)

Viết đoạn văn miêu tả một hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp được em lưu giữ trong kí ức:

Phương pháp giải:

Viết đoạn văn đúng hình thức yêu cầu, nhớ lại hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp nào đó em đã từng chiêm ngưỡng và viết lại.

Lời giải chi tiết:

Hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp in đậm trong kí ức em là cánh đồng lúa ngày thu hoạch. Đồng lúa chín vàng. Sắc vàng của lúa, sắc vàng của nắng, tất cả làm lòng em thấy náo nức, vui tươi. Hương lúa chín đặc biệt vô cùng. Vì hương sắc ấy là hương của bội thu, hương của lao động nhọc nhằn. Một cơn gió nhẹ thoảng qua làm những bông lúa rung rinh tạo thành sóng lượn. Chúng nghiêng mình, thầm thì như trò chuyện, tâm sự râm ran. Chẳng mấy chốc, những bông lúa ấy sẽ đi theo các bác nông dân, những bông lúa sẽ làm đẹp cho đời và đẹp mãi trong lòng người. Tuổi thơ em đã sống, đã lớn lên cùng hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp ấy!


Cùng chủ đề:

Giải bài tập Cây khế trang 25 vở thực hành ngữ văn 6
Giải bài tập Cây tre Việt Nam trang 51 vở thực hành ngữ văn 6
Giải bài tập Chuyện cổ nước mình trang 49 vở thực hành ngữ văn 6
Giải bài tập Chuyện cổ tích về loài người trang 19 vở thực hành ngữ văn 6
Giải bài tập Chùm ca dao về quê hương đất nước trang 46 vở thực hành ngữ văn 6
Giải bài tập Con chào mào trang 39 vở thực hành ngữ văn 6
Giải bài tập Cô Tô trang 59 vở thực hành ngữ văn 6
Giải bài tập Cô bé bán diêm trang 33 vở thực hành ngữ văn 6
Giải bài tập Cửu Long Giang ta ơi trang 66 vở thực hành ngữ văn 6
Giải bài tập Gió lạnh đầu mùa trang 35 vở thực hành ngữ văn 6
Giải bài tập Hai loại khác biệt trang 43 vở thực hành ngữ văn 6