Giải bài tập Ta đi tới trang 12 vở thực hành ngữ văn 8 — Không quảng cáo

Giải vth Văn 8, soạn vở thực hành Ngữ văn 8 KNTT Bài 1. Câu chuyện của lịch sử


Giải bài tập Ta đi tới trang 12 vở thực hành ngữ văn 8

Bối cảnh lịch sử (không gian, thời gian, những sự kiện quan trọng…) đã gợi nguồn cảm hứng thơ ca cho tác giả:

Câu 1

Bài tập 1 (trang 12, VTH Ngữ văn 8, tập 1)

Bối cảnh lịch sử (không gian, thời gian, những sự kiện quan trọng…) đã gợi nguồn cảm hứng thơ ca cho tác giả:

- Không gian:…

- Thời gian:…

- Những sự kiện quan trọng:…

Phương pháp giải:

Nhớ lại nội dung bài thơ Ta đi tới để trả lời

Lời giải chi tiết:

- Không gian: rộng lớn, trải dài từ các tỉnh, vùng miền núi phía Bắc: Thái Nguyên, Tây Bắc, Điện Biên,… đến vùng trung du với “rừng cọ đồi chè, đồng xanh ngào ngạt”; từ Thủ đô Hà Nội cho đến khu Ba, khu Bốn; từ các tỉnh vùng Tây Nguyên: Công Tum, Đắc Lắc đến Thành phố Hồ Chí Minh “rực rỡ tên vàng” và các tỉnh miền Tây như Đồng Tháp, Tiền Giang, Hậu Giang…

- Thời gian: từ mùa thu Cách mạng tháng Tám năm 1945, kéo dài suốt chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp đến kết thúc thắng lợi với chiến thắng Điện Biên Phủ chấn động địa cầu

- Những sự kiện quan trọng: Cách mạng tháng Tám năm 1945, chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp, chiến thắng Điện Biên Phủ

Câu 2

Bài tập 2 (trang 12, VTH Ngữ văn 8, tập 1)

- Cảm xúc của nhà thơ khi nhìn lại chặng đường cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp “ba ngàn ngày không nghỉ”:…

- Nhận xét về tính chất của cảm xúc:

Chọn:      Mang tính cá nhân ( )           Cảm xúc chung của cộng đồng ( )

Lí do em khẳng định điều đó:…

Phương pháp giải:

Nhớ lại nội dung bài thơ Ta đi tới để trả lời

Lời giải chi tiết:

- Cảm xúc của nhà thơ khi nhìn lại chặng đường cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp “ba ngàn ngày không nghỉ”: bộc lộ niềm xúc động, tự hào trước sức mạnh của dân tộc ta, tinh thần quyết chiến quyết thắng của nhân dân ta.

- Nhận xét về tính chất của cảm xúc:

Chọn:      Mang tính cá nhân ( )           Cảm xúc chung của cộng đồng (X)

Lí do em khẳng định điều đó: Chính sức mạnh, tinh thần đó đã làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Đây là sự hòa quyện giữa cảm xúc cá nhân nhà thơ với cảm xúc cộng động. Cái “tôi” của tác giả cất tiếng nói đại diện cho nhiều cái “tôi” khác, cũng có nghĩa cái “tôi” đã hòa vào cái “ta”.

Câu 3

Bài tập 3 (trang 12, VTH Ngữ văn 8, tập 1)

Hình ảnh trung tâm của đoạn trích:…

Mối liên hệ giữa hình ảnh trung tâm đó với những hình ảnh khác trong đoạn trích:…

Phương pháp giải:

Nhớ lại nội dung bài thơ Ta đi tới để trả lời

Lời giải chi tiết:

Hình ảnh trung tâm của đoạn trích: hình ảnh “con đường” – một hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng

Mối liên hệ giữa hình ảnh trung tâm đó với những hình ảnh khác trong đoạn trích: Hình ảnh này xuất hiện nhiều lần trong bài thơ: “Trên đường cái, ung dung ta bước/ Đường ta rộng thênh thang tám thước/ Đường Bắc Sơn, Đình Cả, Thái Nguyên/ Đường qua Tây Bắc, đường lên Điện Biên/ Đường cách mạng, dài theo kháng chiến/ Đến hôm nay đường xuôi về biển

Câu 4

Bài tập 4 (trang 12, VTH Ngữ văn 8, tập 1)

Những địa danh được nhắc đến trong đoạn trích:…

Hiệu quả của việc xuất hiện một loạt địa danh trong việc thể hiện tình cảm của tác giả:…

Phương pháp giải:

Nhớ lại nội dung bài thơ Ta đi tới để trả lời

Lời giải chi tiết:

Những địa danh được nhắc đến trong đoạn trích: Bắc Sơn, Đình Cả, Thái Nguyên, Tây Bắc, Điện Biên, Nam Bộ, Tiền Giang, Hậu Giang, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Tháp…

Hiệu quả của việc xuất hiện một loạt địa danh trong việc thể hiện tình cảm của tác giả: biểu thị lòng yêu mến, tự hào của tác giả về sự giàu đẹp của mọi miền đất nước, về sức mạnh của nhân dân và niềm tin vào tương lai rạng rỡ của dân tộc

Câu 5

Bài tập 5 (trang 13, VTH Ngữ văn 8, tập 1)

Trong đoạn trích, tác giả sử dụng lặp đi lặp lại cấu trúc: “Ai…”, “Đường…”. Tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ ấy:…

Phương pháp giải:

Nhớ lại nội dung bài thơ Ta đi tới để trả lời

Lời giải chi tiết:

Trong đoạn trích, tác giả sử dụng lặp đi lặp lại cấu trúc: “Ai…”, “Đường…”. Tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ ấy: giúp cho văn bản thêm giàu nhạc điệu và hấp dẫn, giúp nhà thơ nhấn mạnh niềm vui phơi phới, tinh thần lạc quan cách mạng, khí thế tiến bước đi lên của cả dân tộc. Từ “Ai” là đại từ phiếm chỉ, nó không chỉ riêng một người cụ thể nào mà có ý nghĩa khái quát, đại diện cho tất cả mọi người, cho cả cộng đồng, cả dân tộc Việt Nam.

Câu 6

Bài tập 6 (trang 13, VTH Ngữ văn 8, tập 1)

Nhận xét về cách đặt nhan đề bài thơ:…

Phương pháp giải:

Nhớ lại nội dung bài thơ Ta đi tới , liên hệ với nhan đề để trả lời

Lời giải chi tiết:

Nhận xét về cách đặt nhan đề bài thơ: gợi lên trong ta nhiều liên tưởng phong phú. Nó có ý nghĩa tả thực, nói rõ hành trình của bao nhiêu con người đi qua nhiều vùng miền của Tổ quốc – từ Bắc tới Nam, từ miền ngược đến miền xuôi,… Nhưng Ta đi tới còn mang ý nghĩa ẩn dụ, có tính chất khái quát: hành trình bền bỉ, vượt qua thử thách, gian lao để tiến lên phía trước, hướng tới tương lai.


Cùng chủ đề:

Giải bài tập Ôn tập kiến thức trang 89 vở thực hành ngữ văn 8 tập 2
Giải bài tập Phiếu học tập số 1 trang 90 vở thực hành ngữ văn 8
Giải bài tập Phiếu học tập số 1 trang 92 vở thực hành ngữ văn 8
Giải bài tập Qua Đèo Ngang trang 27 vở thực hành ngữ văn 8
Giải bài tập Quang Trung đại phá quân Thanh trang 8 vở thực hành ngữ văn 8
Giải bài tập Ta đi tới trang 12 vở thực hành ngữ văn 8
Giải bài tập Thiên Trường vãn vọng trang 23 vở thực hành ngữ văn 8
Giải bài tập Thu điếu trang 19 vở thực hành ngữ văn 8
Giải bài tập Thực hành củng cố, mở rộng trang 16 vở thực hành ngữ văn 8
Giải bài tập Thực hành củng cố, mở rộng trang 18 vở thực hành ngữ văn 8
Giải bài tập Thực hành củng cố, mở rộng trang 31 vở thực hành ngữ văn 8