Giải bài tập Ôn tập kiến thức trang 89 vở thực hành ngữ văn 8 tập 2
Điền thông tin về những loại, thể loại văn bản em đã được học trong học kì II. Liệt kê các văn bản có cốt truyện đơn tuyến và văn bản có cốt truyện đa tuyến đã học trong Ngữ văn 8, tập hai, nêu những điểm giống nhau và khác nhau giữa hai kiểu cốt truyện này.
Câu 1
Bài tập 1 (trang 89, vở bài tập Ngữ Văn 8, tập hai):
Điền thông tin về những loại, thể loại văn bản em đã được học trong học kì II.
Phương pháp giải:
Gợi nhớ kiến thức về các văn bản đã được học trong học kì II.
Lời giải chi tiết:
Thể loại |
Đặc điểm |
Văn bản nghị luận |
Văn nghị luận là thể loại văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng nào đó đối với các sự việc, hiện tượng trong đời sống hay trong văn học bằng các luận điểm, luận cứ và lý luận. – Cấu trúc của văn nghị luận: + Mở bài: Giới thiệu vấn đề, tầm quan trọng của vấn đề, nêu lên luận điểm cơ bản cần giải quyết trong bài. + Thân bài: Tiến hành triển khai các luận điểm chính. Sử dụng lý lẽ, dẫn chứng lập luận để thuyết phục người nghe theo quan điểm đã trình bày. + Kết bài: Khẳng định tầm quan trọng, ý nghĩa của vấn đề đã nêu. |
Thể thơ tự do |
– Thơ tự do là hình thức cơ bản của thơ, phân biệt với thơ cách luật ở chỗ không bị ràng buộc vào các quy tắc nhất định về số câu, số chữ, niêm đối,… – Nhưng thơ tự do lại khác thơ văn xuôi ở chỗ văn bản có phân dòng và xếp song song thành hàng, thành khổ như những đơn vị nhịp điệu, có thể có vần. – Thơ tự do là thơ phân dòng nhưng không có thể thức nhất định và không quy định số lượng từ trong một câu, cũng như không cần có vần liên tục. |
Văn thuyết minh |
– Văn bản thuyết minh đã được các chủ thể lựa chọn và sử dụng rộng rãi trong cuộc sống hàng ngày. Văn bản cung cấp cho bạn đọc những kiến thức khách quan về những vấn đề, sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội – Phạm vi sử dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày; – Dẫn chứng trong văn bản thuyết minh cần chính xác, chặt chẽ và sinh động để truyền tải được hết ý của người viết đến với người đọc. |
Câu 2
Bài tập 2 (trang 90, vở bài tập Ngữ Văn 8, tập hai):
Liệt kê các văn bản có cốt truyện đơn tuyến và văn bản có cốt truyện đa tuyến đã học trong Ngữ văn 8, tập hai, nêu những điểm giống nhau và khác nhau giữa hai kiểu cốt truyện này.
Phương pháp giải:
Gợi nhớ lại kiến thức về các văn bản đã học trong Ngữ văn tập 2 để chỉ ra những điểm giống nhau và khác nhau.
Lời giải chi tiết:
Văn bản Đặc điểm |
Cốt truyện đơn tuyến |
Cốt truyện đa tuyến |
Xe đêm, Lặng lẽ sa Pa, Những ngôi sao xa xôi |
Chiếc lá cuối cùng, Mắt sói |
|
Giống nhau |
Đều có một nhân vật chính kể về một câu chuyện liên quan đến nhiều nhân vật khác |
|
Khác nhau |
Một câu chuyện tuyến tính |
Chuyện lồng trong chuyện |
Câu 3
Bài tập 3 (trang 90, vở bài tập Ngữ Văn 8, tập hai):
Thơ tự do có những đặc điểm gì khác so với các thể thơ mà em đã được học: thơ lục bát, thơ bốn chữ, năm chữ, thơ thất ngôn bát cú và thất ngôn tứ tuyệt Đường luật? Hãy lập một bảng tổng hợp hoặc sơ đồ phù hợp để liệt kê các dấu hiệu đặc trưng giúp em nhận diện các thể thơ này.
Phương pháp giải:
Gợi nhớ kiến thức về các thể loại thơ để chỉ ra đặc điểm.
Lời giải chi tiết:
Thể thơ |
Đặc điểm - Cách nhận biết |
Thơ tự do |
Là thể thơ hiện đại, thể hiện được sự cái tôi và sự phá cách, sáng tạo của người thi sĩ. Trong một bài thơ tự do, số chữ trong câu, số câu trong một khổ và số lượng khổ thơ của toàn bài đều không bị giới hạn. Các quy luật về hiệp vần, bằng trắc cũng vô cùng linh hoạt, tùy theo cảm xúc và chủ ý của người viết. |
Thơ lục bát |
- Là một trong những thể thơ lâu đời nhất của dân tộc. Thơ được đặc trưng bởi các cặp thơ gồm một câu thơ 6 chữ và một câu thơ 8 chữ, được sắp xếp nối tiếp và xen kẽ với nhau. Thông thường câu lục sẽ mở đầu bài thơ và câu bát dùng để kết bài. Một bài thơ lục bát không giới hạn số lượng câu. Thể lục bát xuất hiện nhiều nhất là ở các bài đồng dao, ca dao hay trong lời mẹ ru. - Luật bằng trắc trong thể lục bát được thể hiện như sau: + Câu 1, 3 và 5: Tự do về thanh + Câu 2, 4 và 6: Câu lục tuân theo luật B – T – B, câu bát tuân theo luật B – T – B – B - Cách gieo vần của thể thơ lục bát vô cùng linh hoạt. Có thể gieo vần bằng ở tiếng cuối câu lục, và tiếng cuối này lại hiệp vần với tiếng thứ sáu của câu bát nối tiếp. Sau đó tiếng cuối của câu bát này lại hiệp với tiếng cuối của câu lục tiếp theo… Cứ như vậy cho tới khi hết bài thơ. |
Thơ bốn chữ |
- Là thể thơ mà mỗi câu thơ gồm 4 chữ, trong bài không giới hạn số lượng câu. - Luật bằng – trắc trong thể thơ này là: chữ thứ 2 và chữ thứ 4 có sự luân phiên T – B hoặc B – T - Cách gieo vần: Thể thơ bốn chữ có cách gieo vần khá linh hoạt, có thể hiệp vần chéo, vần bằng, vần liền, vần chân, vần lưng… |
Thơ năm chữ |
Là thể thơ mà mỗi câu thơ gồm 5 chữ, trong bài số câu không bị giới hạn. Quy luật bằng trắc và cách gieo vần giống với thể thơ 4 chữ ở phía trên. |
Thơ thất ngôn bát cú |
Thể thất ngôn bát cú đường luật (gồm 8 câu, mỗi câu có 7 chữ): Cấu trúc là 2 câu đầu (mở đề và vào đề), câu 3 và 4 (câu thực), câu 5 và 6 (câu luận), câu 7 và 8 (câu kết) |
Thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật |
- Thơ đường luật là một thể thơ cổ bắt nguồn từ Trung Quốc. Khi được du nhập vào Việt Nam, ông cha ta đã có sự kế thừa những tinh hoa của thể thơ này và kết hợp với những yếu tố thuần Việt. - Tính quy luật của thể thơ này vô cùng nghiêm ngặt và không thể bị phá vỡ. Số chữ trong một câu và số câu trong cả bài thơ sẽ quyết định quy luật của bài thơ - Thể thất ngôn tứ tuyệt (gồm 4 câu, mỗi câu có 7 chữ) |
Câu 4
Bài tập 4 (trang 91, vở bài tập Ngữ Văn 8, tập hai):
Kẻ bảng sau vào vở và điền thông tin phù hợp về những kiến thức tiếng Việt được củng cố và kiến thức tiếng Việt mới trong các bài ở học kì II. Nêu ví dụ minh họa cho từng nội dung kiến thức đã tóm tắt.
Phương pháp giải:
Gợi nhớ lại những kiến thức tiếng Việt để điền thông tin phù hợp.
Lời giải chi tiết:
STT |
Bài học |
Kiến thức được củng cố |
Kiến thức mới |
1 |
Trợ từ |
- Cách nhận biết trợ từ |
- Tác dụng của trợ từ |
2 |
+ Thán từ + Biện pháp tu từ |
- Cách nhận biết thán từ - Cách nhận biết các biện pháp tu từ và tác dụng |
Hai loại thán từ chính |
3 |
Biện pháp tu từ + Nghĩa của từ |
- Cách nhận biết các biện pháp tu từ và tác dụng - Từ đồng nghĩa, từ láy |
|
4 |
Biện pháp tu từ + Nghĩa của từ + Lựa chọn cấu trúc câu |
- Cách nhận biết các biện pháp tu từ và tác dụng - Từ đồng nghĩa, từ láy - Sự khác nhau về ý nghĩa khi thay đổi cấu trúc câu |
|
5 |
Thành phần biệt lập |
- Cách nhận biết thành phần biệt lập |
- Các thành phần biệt lập và tác dụng, cách nhận biết |
6 |
Các kiểu câu phân loại theo mục đích nói |
- Các kiểu câu tiếng Việt |
- Cách nhận biết các kiểu câu: câu hỏi, câu khiến, câu cảm, câu kể |
7 |
Câu phủ định và câu khẳng định |
- Các kiểu câu tiếng Việt |
- Cách nhận biết câu phủ định và câu khẳng định |
Câu 5
Bài tập 5 (trang 92, vở bài tập Ngữ Văn 8, tập hai):
Nêu các kiểu bài viết, yêu cầu của từng kiểu bài và những đề tài mà em đã thực hành viết ở Ngữ văn 8, tập hai. Hãy lập một sơ đồ phù hợp để tóm tắt những nội dung đó.
Phương pháp giải:
Gợi nhớ lại phần viết để lập sơ đồ phù hợp.
Lời giải chi tiết:
- Các kiểu bài viết và yêu cầu:
Kiểu bài viết |
Yêu cầu |
Viết bài văn phân tích một tác phẩm (truyện) |
- Giới thiệu tác phẩm truyện (nhan đề, tác giả) và nêu ý kiến khái quát về tác phẩm. - Nêu ngắn gọn nội dung chính của tác phẩm. - Nêu được chủ đề của tác phẩm. - Chỉ ra và phân tích được tác dụng của một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm (như cốt truyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật, ngôi kể, ngôn ngữ,…) - Sử dụng các bằng chứng từ tác phẩm để làm sáng tỏ ý kiến nêu trong bài viết. - Nêu được ý nghĩa, giá trị của tác phẩm truyện. |
Tập làm một bài thơ tự do |
- Gieo vần linh hoạt hoặc không có vần - Nhịp thơ linh hoạt - Hình ảnh sinh động - Biện pháp tu từ đa dạng - Từ ngữ đặc sắc - Cảm xúc chân thực - Nội dung, ý nghĩa sâu sắc |
Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do |
- Giới thiệu được bài thơ, tác giả; nêu cảm nghĩ chung về bài thơ - Nêu được cảm nghĩ về nội dung và nghệ thuật; nêu được tác dụng của thể thơ tự do trong việc thể hiện mạch cảm xúc, tạo nên nét độc đáo của bài thơ - Khái quát được cảm nghĩ về bài thơ |
Viết bài văn phân tích một tác phẩm (truyện) |
- Giới thiệu tác phẩm truyện (nhan đề, tác giả) và nêu ý kiến khái quát về tác phẩm. - Nêu ngắn gọn nội dung chính của tác phẩm - Nêu được chủ đề của tác phẩm - Chỉ ra và phân tích được tác dụng của một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm (như cốt truyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật, ngôi kể, ngôn ngữ,…), tập trung vào một số yếu tố nghệ thuật nổi bật nhất của tác phẩm. - Sử dụng các bằng chứng từ tác phẩm để làm sáng tỏ ý kiến nêu trong bài viết - Nêu được ý nghĩa, giá trị của tác phẩm truyện |
Viết văn bản thuyết minh giải thích 1 hiện tượng tự nhiên |
- Nêu được hiện tượng tự nhiên cần giải thích - Nêu được các biểu hiện cơ bản của hiện tượng tự nhiên cần giải thích - Trình bày được căn cứ xác đáng để giải thích hiện tượng tự nhiên đã chọn - Nói rõ ảnh hưởng, tác động của hiện tượng tự nhiên đó đối với cuộc sống con người. |
Viết văn bản kiến nghị về một vấn đề của đời sống |
- Nêu thông tin cô đọng, xác thực về người viết văn bản kiến nghị (cá nhân hay tập thể) - Nêu khái quát về bối cảnh viết kiến nghị (thời điểm viết, nhu cầu viết,…) - Trình bày rõ ràng về vấn đề được kiến nghị (sự việc, hiện tượng cần quan tâm, khắc phục; tác động tiêu cực của sự việc, hiện tượng; ý nghĩa của việc xử lí, giải quyết sự việc, hiện tượng;…) - Gợi ý, đề xuất các giải pháp cần thực hiện để khắc phục tác động không tích cực của sự việc, hiện tượng - Bày tỏ mong muốn vấn đề kiến nghị được cấp có thẩm quyền quan tâm, xử lí |
Viết bài thuyết minh giới thiệu cuốn sách yêu thích |
- Giới thiệu được thông tin cơ bản để nhận diện cuốn sách - Trình bày được cách nhìn của tác giả về đời sống - Nêu được những giá trị, đóng góp nổi bật hoặc những điểm mới, thú vị của cuốn sách - Nhấn mạnh được những đặc điểm gợi hứng thú đối với việc đọc, tìm hiểu cuốn sách |
Viết một nhan đề và sáng tạo một tác phẩm mới |
Viết một nhan đề và bắt đầu sáng tác một bài thơ hay tác phẩm truyện, tùy bút, tản văn,.. |
Câu 6
Bài tập 6 (trang 93, vở bài tập Ngữ Văn 8, tập hai):
Nêu những đề tài nói và nghe mà em đã thực hiện trong học kì II. Đề tài nào em có hứng thú và đã thực hiện thành công nhất? Vì sao?
Phương pháp giải:
Gợi nhớ kiến thức phần viết để thống kê lại và đưa ra đề tài em hứng thú và thực hiện thành công nhất.
Lời giải chi tiết:
* Các đề tài nói và nghe đã thực hiện:
- Giới thiệu về một cuốn sách (truyện)
- Thảo luận ý kiến về một vấn đề đời sống phù hợp với lứa tuổi (được gợi ra từ tác phẩm văn học đã học)
- Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội (văn học trong đời sống hiện nay)
- Thảo luận về một vấn đề trong đời sống phù hợp với lứa tuổi (tổ chức hợp lý nề nếp sinh hoạt của bản thân)
- Giới thiệu về cuốn sách yêu thích hoặc trình bày tác phẩm của bản thân
* Đề tài mà em có hứng thú và đã thực hiện thành công nhất là giới thiệu về một cuốn sách vì em rất thích đọc sách và yêu những giá trị được truyền tải thông qua những trang sách.