Giải bài tập tiếng Việt trang 27 sách bài tập văn 12 - Cánh diều
Trong vở kịch Người lái buôn thành Vơ ni do (Sếch-xpia) nhân vật Sai- lốc cho An- tô- ni- ô vay khoảng 3000 đuy- ca không tính lãi với điều kiện: “Sau ba tháng, nếu người vay không hoàn trả số tiền đúng ngày và nơi quy định thì người cho vay sẽ được quyền lấy một cân thịt trên cơ thể người vay.”
Câu 1
Trả lời Câu hỏi 1 trang 27 SBT Văn 12 Cánh diều
Trong vở kịch Người lái buôn thành Vơ ni do (Sếch-xpia) nhân vật Sai- lốc cho An- tô- ni- ô vay khoảng 3000 đuy- ca không tính lãi với điều kiện: “Sau ba tháng, nếu người vay không hoàn trả số tiền đúng ngày và nơi quy định thì người cho vay sẽ được quyền lấy một cân thịt trên cơ thể người vay.”. Theo em, lời giao ước ấy mắc lỗi gì khiến Sai- lốc phải chịu thua trước lập luận sắc bén của Pooc- xi- a?
Phương pháp giải:
Đọc lại đoạn trích Thực thi công lý và trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Theo em, giao ước ấy mắc lỗi dùng từ khiến người nghe có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau khiến cho nội dung giao ước mơ hồ. Cụ thể ở chi tiết “ người cho vay sẽ được quyền lấy một cân thịt trên cơ thể người vay” không nói cụ thể cách người cho vay lấy như thế nào. Từ đó, Poóc-xi-a đã sử dụng điều đó để khiến cho Sai-lốc phải chịu thua “ Ngươi hãy chuẩn bị cắt thịt, không được làm rỏ một giọt máu nào… nếu cân nghiêng dù chỉ một sợi tóc thôi, ngươi sẽ bị tử hình và tất cả tài sản của ngươi sẽ bị tịch thu.”.
Câu 2
Trả lời Câu hỏi 2 trang 27 SBT Văn 12 Cánh diều
Phân tích mơ hồ của những câu dưới đây. Hãy sửa lại để mỗi câu chỉ có một cách hiểu.
a, Đây là dung dịch độc nhất.
b, Áp dụng phương pháp học tập mới là quan trọng.
c, Cả nhà hát say sưa theo ca sĩ.
d, Trong trận đấu bóng, hàng trăm người xem đánh nhau.
Phương pháp giải:
Đọc lại lý thuyết về lỗi lô gíc, câu mơ hồ
Lời giải chi tiết:
a. Đây là dung dịch độc nhất
- Từ “ độc” có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau: độc lạ, độc hại… khiến cho nội dung câu văn có cách hiểu khác nhau:
+ Đây là dung dịch độc hại nhất
+Đây là dung dịch độc lạ, độc đáo nhất
-Cách sửa ( cần thêm các từ phù hợp để làm nổi bật thông tin duy nhất trong câu văn)
→ Đây là dung dịch độc hại nhất.
b. Áp dụng phương pháp học tập mới là quan trọng
- Câu văn có cách hiểu khác nhau do cấu tạo câu chưa phù hợp:
+ Áp dụng phương pháp học tập mới, là quan trọng ( nhấn mạnh việc chọn áp dụng phương pháp học tập mới)
+ Áp dụng phương pháp học tập mới là quan trọng ( nhấn mạnh ý nghĩa của việc áp dụng phương pháp học tập)
-Cách sửa ( cần thêm các từ phù hợp để làm nổi bật thông tin duy nhất trong câu văn)
→ Áp dụng phương pháp học tập là điều quan trọng.
c. Cả nhà hát say sưa theo ca sĩ
- Cụm từ “ cả nhà hát” chưa rõ ràng khiến cho câu văn có nghĩa khác nhau:
+ Cả nhà ngồi hát say sưa theo ca sĩ
+ Cả nhà hát ( là không gian diễn ra các hoạt động biểu diễn nghệ thuật) say sưa theo ca sĩ
- Cách sửa ( cần thêm các từ phù hợp để làm nổi bật thông tin duy nhất trong câu văn)
→ Cả nhà đang hát say sưa theo ca sĩ.
d. Trong trận đấu bóng, hàng trăm người xem đánh nhau
- Câu văn có cách hiểu khác nhau do cấu tạo câu chưa phù hợp:
+ Trong trận đấu bóng, hàng trăm người xem cuộc đánh nhau
+ Trong trận đấu bóng, hàng trăm người xem đang đánh nhau
- Cách sửa ( cần thêm các từ phù hợp để làm nổi bật thông tin duy nhất trong câu văn)
→ Trong trận đấu bóng, hàng trăm người ngồi xem đánh nhau.
Câu 3
Trả lời Câu hỏi 3 trang 27 SBT Văn 12 Cánh diều
Những câu dưới đây mắc lỗi gì? Hãy phân tích nguyên nhân mắc lỗi và sửa những lỗi đó.
a, Anh ta mở khoá, ngồi vào ghế, khởi động xe, mở cửa và lên đường.
b, Tôi mới gặp bác ấy hai lần, một lần ở Hội An, một lần vào năm ngoái.
c, Tìm thêm những ví dụ trong thơ của Hồ Xuân Hương, Truyện Kiều, Nguyễn Du, Bà Huyện Thanh Quan,… để chứng minh rằng, tiếng Việt từ thế kỉ XVI đã đạt tới độ tinh tế, uyển chuyển.
Phương pháp giải:
Đọc lại lý thuyết về lỗi lô gíc, câu mơ hồ
Lời giải chi tiết:
a. Anh ta mở khóa, ngồi vào ghế, khởi động xe, mở cửa và lên đường
- Câu trên mắc lỗi logic. Cụ thể ở từ “ mở cửa”. Vì các hành động đang diễn ra với trình tự mâu thuẫn nhau, không nhất quán với nhau.
- Cách sửa:
Anh ta mở khóa, ngồi vào ghế, khởi động xe, đóng cửa và lên đường
b. Tôi mới gặp bác ấy hai lần, một lần ở Hội An, một lần vào năm ngoái.
- Câu trên mắc lỗi logic vì đã chứa từ ngữ thiếu nhất quán. “Hội An” là tên một địa danh, còn “năm ngoái” lại chỉ thời gian.
- Cách sửa
Cách 1: Tôi mới gặp bác ấy hai lần, một lần ở Hội An, một lần ở Hà Nội.
Cách 2: Tôi mới gặp bác ấy hai lần, một lần vào đầu năm nay, một lần vào năm ngoái.
c. Tìm thêm những ví dụ trong thơ của Hồ Xuân Hương, “Truyện Kiều”, Nguyễn Du, Bà Huyện Thanh Quan,… để chứng minh rằng tiếng Việt từ thế kỉ XVI đã đạt tới độ tinh tế, uyển chuyển.
- Câu trên mắc lỗi logic vì đã chứa từ ngữ thiếu nhất quán cụ thể ở từ “ Truyện Kiều”. Đây là tên của tác phẩm văn học còn Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, Bà Huyện Thanh Quan… là tên của nhà thơ nổi tiếng.
- Cách sửa:
Tìm thêm những ví dụ trong thơ của Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, Bà Huyện Thanh Quan,… để chứng minh rằng tiếng Việt từ thế kỉ XVI đã đạt tới độ tinh tế, uyển chuyển.
Câu 4
Trả lời Câu hỏi 4 trang 27 SBT Văn 12 Cánh diều
Nhận xét về tính mơ hồ của những tiêu đề dưới đây (trích từ một số trang báo điện tử):
a, Phim dài chỉ còn ít phút giết chết ngành điện ảnh.
b, Bà chủ khách sạn cao nhất Phú Yên vừa được rao bán 500 tỉ là ai?
c, Sai lầm khi nấu thịt người Việt làm hằng ngày vừa mất chất lại gây ung thư.
Phương pháp giải:
Đọc lại lý thuyết về lỗi lô gíc, câu mơ hồ
Lời giải chi tiết:
a, Phim dài chỉ còn ít phút giết chết ngành điện ảnh.
Câu mơ hồ cụ thể ở: “phim dài chỉ còn ít phút”. Đây là việc sử dụng từ gây nhầm lẫn khiến người đọc khó hình dung ra được nội dung của câu.
Nghĩa đúng mà tác giả muốn nói ở đây chính là: “phim dài bị rút ngắn xuống còn ít phút”.
b, Bà chủ khách sạn cao nhất Phú Yên vừa được rao bán 500 tỉ là ai?
- Câu mơ hồ ở: “phim dài chỉ còn ít phút”. Đây là việc sử dụng từ gây nhầm lẫn khiến người nhầm lẫn hoặc hiểu sai nghĩa của câu. Nghĩa đúng của câu là: “ Bà chủ của khách sạn cao nhất Phú Yên, khách sạn vừa được rao bán 500 tỉ, là ai?
c, Sai lầm khi nấu thịt người Việt làm hằng ngày vừa mất chất lại gây ung thư.
- Câu mơ hồ ở: “nấu thịt người Việt”. Đây là việc sử dụng từ gây nhầm lẫn khiến người nhầm lẫn hoặc hiểu sai nghĩa của câu.
Nghĩa đúng của câu là: “Sai lầm khi nấu thịt của người Việt làm hằng ngày vừa mất chất lại gây ung thư.”
🡺 Cả 3 câu nói đều khiến cho người đọc hiểu đa nghĩa. Thực chất, đây là cách để khiến một số bài