Giải bài tập Tiếng Việt trang 6 sách bài tập văn 12 - chân trời sáng tạo
Chúng ta cần làm gì để giữ gìn sự và phát triển tiếng Việt? a, Tuân thủ những chuẩn mực và quy tắc chung của tiếng Việt, đồng thời tiếp nhận có chọn lọc những yếu tố mới (từ ngữ mới, nghĩa mới của từ ngữ).
Câu 1
Chúng ta cần làm gì để giữ gìn sự và phát triển tiếng Việt?
a, Tuân thủ những chuẩn mực và quy tắc chung của tiếng Việt, đồng thời tiếp nhận có chọn lọc những yếu tố mới (từ ngữ mới, nghĩa mới của từ ngữ).
b, Sử dụng nhiều từ Hán Việt để tăng tính chuẩn mực, tao nhã cho văn bản
c, Sử dụng nhiều từ thuần Việt để tăng tính hiện đại, đời thường cho văn bản
d, Bảo đảm quy cách trình bày rõ ràng, thuần nhất, đúng chính tả và ngữ pháp tiếng Việt.
Phương pháp giải:
Nắm chắc lý thuyết về Giữ gìn và phát triển tiếng Việt
Lời giải chi tiết:
1a
Câu 2
Trong lĩnh vực du lịch chúng ta thường bắt gặp những từ ngữ tiếng nước ngoài như: homestay, farmstay, trekking,… Việc sử dụng những từ ngữ tiếng nước ngoài này trong giao tiếp có ảnh hưởng đến việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt hay không? Vì sao?
Phương pháp giải:
Chú ý đến các từ ngữ tiếng nước ngoài và các từ tiếng việt có nghĩa liên quan. Giải thích được nguyên nhân sử dụng các tiếng nước ngoài này thay vì sử dụng tiếng Việt
Lời giải chi tiết:
Theo em, việc sử dụng các từ ngữ nước ngoài trong giao tiếp có thể ảnh hưởng đến việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt hoặc không.
- Có là bởi vì có một số các từ ngữ tiếng nước ngoài mà các từ ngữ này chưa có từ ngữ tiếng Việt mang nghĩa tương đương và được biểu đạt một cách ngắn gọn.Vì vậy việc sử dụng các từ ngữ tiếng nước ngoài này mang tính chất là bổ sung và giúp diễn tả chính xác những khái niệm mới, cũng như nghĩa mà đối tượng cần biểu đạt.
- Không là bởi vì trong một số trường hợp người nói thường hay xen lẫn những từ ngữ nước ngoài vào trong cuộc hội thoại mặc dù trong tiếng Việt đã có những từ tương đương
Câu 3
Từ “giọt” đã được sử dụng với ý nghĩa như thế nào trong các đoạn thơ sau?
a,
Đàn buồn, đàn lặng, ôi đàn chậm
Mỗi giọt rơi tàn như lệ ngân.
(Xuân Diệu, Nguyệt cầm)
b, Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng
(Thanh Hải, Mùa xuân nho nhỏ)
c,
Đất nước tôi thon thả giọt đàn bầu.
Nghe dịu nỗi đau của mẹ
(Tạ Hữu Yên, Đất nước)
Phương pháp giải:
Đọc ngữ liệu, chú ý đến tư “giọt” và bối cảnh, từ ngữ và các đối tượng mà nó mô tả (hoặc đối tượng xuất hiện xung quanh)
Lời giải chi tiết:
a, Từ “giọt”:
- Được miêu tả dựa trên thị giác
- Chỉ tiếng đàn rơi xuống, tan ra,vang vọng trong không gian
b,
- Được miêu tả dựa trên ấn tượng về thính giác
- Gợi tả tiếng chim thánh thót, trong trẻo, vang vọng
c,
- Được miêu tả dựa trên ấn tượng về thính giác
- Gợi tả tiếng đàn bầu tròn, dày, trong, vang, kéo dài trên cả đất nước.
Câu 4
Chỉ ra sự độc đáo trong cách kết hợp từ ngữ ở các đoạn thơ sau:
a, Rút sợi thương
Chằm mái lợp
rút sợi nhớ
Đan vòm xanh
Nghiêng sườn đông
Che mưa anh
Nghiêng sườn tây
Xòa bóng mát.
(Thúy Bắc, Gửi…)
b, Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên
Còn những bí và bầu thì lớn xuống
( Nguyễn Khoa Điềm, mẹ và quả)
Phương pháp giải:
Đọc ngữ liệu.
Lời giải chi tiết:
a, Sự kết hợp từ “sợi”- “thương”; “sợi”- “nhớ”
Từ sợi thường dùng để chỉ các vật mảnh khảnh, dài, nhỏ như sợi dây, sợi tóc,.... Nhưng tác giả lại gắn từ “sợi” với các tình cảm: thương, nhớ- những thứ vô hình. Vậy nên, nó mới thể rút, chằm, đan được.
b, Từ “lớn” hay dùng với từ “lên” để sự phát triển, trưởng thành. Ở đây, tác giả sử dụng cụm từ “lớn xuống” vừa để chỉ sự phát triển, sự thay đổi, sự thấp dần xuống của đối tượng, vừa tạo ra sự đối sánh với từ “lớn lên”. Qua đó, khắc họa bàn tay chăm chỉ, nhân hậu, đầy yêu thương và chăm sóc của người mẹ.