Giải Đọc hiểu trang 53 bài tập phát triển năng lực Tiếng Việt 5 tập 2
Đọc bài Lời hứa. Câu chuyện xảy ra ở đâu. Vì sao em nhỏ không về khi trời đã tối. Tác giả nói với em nhỏ điều gì. Nối từ ở cột A với lời giải nghĩa từ ở cột B.
Bài đọc
Đọc bài Lời hứa và thực hiện các yêu cầu dưới đây:
LỜI HỨA
Một hôm, tôi vào công viên, đem theo một quyển sách hay rồi mải mê đọc. Đến lúc ngoài phố đã lác đác lên đèn, tôi mới đứng dậy bước ra cổng. Bỗng tôi dừng lại. Sau bụi cây, tôi nghe tiếng một em nhỏ đang khóc.
Tôi bước lại gần và hỏi:
- Này em, em làm sao thế?
Em ngẩng đầu nhìn tôi, đáp:
- Em... em không sao cả.
- Thế, vì sao em khóc? Em đi về thôi! Trời tối rồi, công viên sắp đóng cửa đấy.
- Em không thể đi được.
- Tại sao vậy? Em ốm phải không?
- Dạ, em không ốm mà em là lính gác.
- Sao lại là lính gác? Gác gì?
- Ồ, thế anh không hiểu hay sao?
Rồi em kể:
Em đang ngồi trên ghế ở công viên thì các bạn tới rủ: “Muốn chơi đánh trận giả không?”. Em trả lời: “Có”. Thế là cùng chơi. Một bạn lớn nhất bảo: “Cậu là trung sĩ nhé”. Bạn ấy tự nhận là nguyên soái, dẫn em đến đây rồi ra lệnh: “Đây là kho thuốc súng của chúng ta. Cậu đứng gác cho đến khi có người đến thay”. Bạn ấy lại bảo: “Cậu hãy hứa là không bỏ đi cơ!”. Em trả lời: “Xin hứa”.
- Rồi sao nữa? – Tôi hỏi.
- Thế đấy! Em đứng gác cho đến bây giờ. Chắc các bạn ấy đi rồi và quên cử người thay. –
- Thế thì em còn đứng đây làm gì nữa?
- Tại em đã hứa.
(Theo L. Pan-tê-lê-ép, Văn 5, tập một – NXB Giáo dục, 1991)
Câu 1
Câu chuyện xảy ra ở đâu? (Khoanh vào chữ cái trước ý đúng)
A. Ở trạm gác
C. Ở công viên
B. Ở hiệu sách
D. Ở trường học
Phương pháp giải:
Em đọc câu đầu tiên của bài đọc Lời hứa để chọn đáp án đúng.
“Một hôm, tôi vào công viên, đem theo một quyển sách hay rồi mải mê đọc.”
Lời giải chi tiết:
Câu chuyện xảy ra ở công viên.
Chọn A.
Câu 2
Vì sao em nhỏ không về khi trời đã tối?
A. Vì em rất thích làm lính gác.
B. Vì em muốn giữ đúng lời hứa với các bạn.
C. Vì công viên đóng cửa sớm.
D. Vì em bị ốm mệt nên không đi được.
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ lời thoại cuối cùng của em nhỏ để chọn đáp án đúng.
“Tại em đã hứa.”
Lời giải chi tiết:
Em nhỏ không về khi trời đã tối vì em muốn giữ đúng lời hứa với các bạn.
Chọn B.
Câu 3
Tác giả nói với em nhỏ điều gì?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ lời thoại của tác giả.
Lời giải chi tiết:
Tác giả nói: Thế thì em còn đứng đây làm gì?
Câu 4
Câu chuyện muốn nói với em điều gì?
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Câu chuyện muốn nói với em: Một em nhỏ còn biết giữ đúng lời hứa với bạn mình dù chỉ trong một trò chơi bởi vậy mỗi người cần biết giữ lời hứa của bản thân, có trách nhiệm với lời nói của mình, lấy chữ tín làm đầu.
Câu 5
Nối từ ở cột A với lời giải nghĩa từ ở cột B
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Câu 6
Đặt câu với một từ ở bài tập 5.
Phương pháp giải:
Em chọn một từ ở bài tập 5 và tiến hành đặt câu.
Lời giải chi tiết:
Chị An là một người rất đảm đang.
Câu 7
Nêu tác dụng của dấu phẩy được dùng trong các câu sau:
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Câu văn |
Tác dụng của dấu phẩy |
a) Tôi vào công viên, đem theo một quyển sách hay rồi mải mê đọc. |
Ngăn cách các từ ngữ có cùng chức vụ trong câu. |
b) Đến lúc ngoài phố đã lác đác lên đèn, tôi mới đứng dậy bước ra cổng. |
Ngăn cách các vế của một câu ghép. |
c) Trời tối, công viên sắp đóng cửa. |
Ngăn cách các thành phần phụ của câu (trạng ngữ) với chủ ngữ và vị ngữ. |
Câu 8
Sửa lại dấu phẩy bị đặt sai vị trí trong đoạn văn sau:
Một buổi tối tôi cùng, cậu con trai lên tám tuổi của tôi đọc tạp chí truyền hình để chọn chương trình xem ti vi.
– Có một cuộc thi hoa hậu này! – Tôi phấn khởi nói với con.
Con trai liền hỏi tôi thi hoa hậu là gì, tôi giải thích rằng đó là cuộc thi để chọn ra người phụ nữ đẹp nhất và tốt bụng nhất.
Tôi vô cùng xúc động khi con trai ngạc nhiên hỏi tôi:
– Mẹ ơi sao mẹ, không tham dự cuộc thi đó?
(Theo Thu Hà)
Câu văn dùng sai dấu phẩy |
Sửa lại |
a)……………………………………………………………………………………………………… |
……………………………………………………………………………………………… |
b)……………………………………………………………………………………………………… |
……………………………………………………………………………………………… |
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ đoạn văn, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Câu văn dùng sai dấu phẩy |
Sửa lại |
a) Một buổi tối tôi cùng, cậu con trai lên tám tuổi của tôi đọc tạp chí truyền hình để chọn chương trình xem ti vi. |
Một buổi tối, tôi cùng cậu con trai lên tám tuổi của tôi đọc tạp chí truyền hình để chọn chương trình xem ti vi. |
b) Mẹ ơi sao mẹ, không tham dự cuộc thi đó? |
Mẹ ơi, sao mẹ không tham dự cuộc thi đó? |