Giải Đọc hiểu trang 58 bài tập phát triển năng lực Tiếng Việt 5
Đọc bài Người gác rừng tí hon. Hãy viết 1 – 2 câu giới thiệu về “người gác rừng tí hon” trong câu chuyện. Ghi lại chi tiết cho thấy bạn nhỏ – “người gác rừng tí hon” có tinh thần cảnh giác rất cao. Những hành động dưới đây cho thấy bạn nhỏ là người như thế nào. Vì sao bạn nhỏ được các chú công an gọi là “chàng gác rừng dũng cảm”. Đặt câu có chứa các quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ.
Câu 1
Đọc bài Người gác rừng tí hon (SGK Tiếng Việt 5, tập một, trang 124 – 125) và thực hiện các yêu cầu dưới đây:
Câu 1:
Hãy viết 1 – 2 câu giới thiệu về “người gác rừng tí hon” trong câu chuyện.
Phương pháp giải:
Em đọc bài Người gác rừng tí hon và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Người gác rừng tí hon rất dũng cảm và gan dạ. Bạn đã không màng nguy hiểm báo công an về bọn trộm để bảo vệ rừng.
Câu 2
Ghi lại chi tiết cho thấy bạn nhỏ – “người gác rừng tí hon” có tinh thần cảnh giác rất cao.
Phương pháp giải:
Em đọc đoạn hai trong bài đọc Người gác rừng tí hon để tìm câu trả lời.
Lời giải chi tiết:
Chi tiết cho thấy bạn nhỏ – “người gác rừng tí hon” có tinh thần cảnh giác rất cao:
- Phát hiện những dấu chân người lớn hằn trên đất, em thắc mắc: “Hai ngày nay đâu có đoàn khách tham quan nào?” Thấy lạ, em lần theo dấu chân.
- Lừa khi hai gã mải cột các khúc gỗ, em lén chạy.
Câu 3
Những hành động dưới đây cho thấy bạn nhỏ là người như thế nào?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ bài đọc Người gác rừng tí hon để tìm câu trả lời.
Lời giải chi tiết:
- Hành động của bạn nhỏ:
+ Thắc mắc khi thấy dấu chân người trong rừng;
+ Lần theo dấu chân để biết ai đã vào rừng;
+ Phát hiện bọn trộm gỗ, lén chạy theo đường tắt để báo cho các chú công an.
=> Bạn nhỏ là người có tinh thần cảnh giác rất cao.
- Hành động của bạn nhỏ:
+ Chạy vào quán bà Hai, xin gọi điện báo cho các chú công an về hành động của kẻ xấu;
+ Phối hợp với các chú công an bắt bọn trộm gỗ (chăng sợi dây chão ngang đường để cản xe của bọn trộm).
=> Bạn nhỏ là người rất dũng cảm.
Câu 4
Vì sao bạn nhỏ được các chú công an gọi là “chàng gác rừng dũng cảm”?
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và trả lời.
Lời giải chi tiết:
Bạn nhỏ được các chú công an gọi là “chàng gác rừng dũng cảm” vì bạn đã rất dũng cảm khi phát hiện ra bọn trộm và báo công an. Nhờ vậy bạn chính là người đã bảo vệ rừng.
Câu 5
Điền quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành các câu dưới đây:
- ............ còn nhỏ tuổi ............. bạn nhỏ đã có ý thức đấu tranh chống kẻ xấu, bảo vệ rừng.
- Chiếc xe chở gỗ trộm nổ máy chạy khỏi rừng .............. bị mắc phải sợi dây chão chăng ngang đường, gỗ văng ra.
- Bọn trộm đang loay hoay lượm lại gỗ..................các chú công an ập tới, còng tay bọn chúng.
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và trả lời.
Lời giải chi tiết:
- Tuy còn nhỏ tuổi nhưng bạn nhỏ đã có ý thức đấu tranh chống kẻ xấu, bảo vệ rừng.
- Chiếc xe chở gỗ trộm nổ máy chạy khỏi rừng nhưng bị mắc phải sợi dây chão chăng ngang đường, gỗ văng ra.
- Bọn trộm đang loay hoay lượm lại gỗ thì các chú công an ập tới, còng tay bọn chúng.
Câu 6
Đặt câu có chứa các quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ dưới đây:
a) tại........................................................................................................................
b) bằng....................................................................................................................
c) hễ ... thì ..............................................................................................................
d) không những ... mà (còn)....................................................................................
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và trả lời.
a) Tại: Chỉ quan hệ từ về nguyên nhân.
b) Bằng: Chỉ quan hệ về phương tiện, về trạng thái, cách thức hoặc nguyên liệu chế tạo.
c) Hễ.....thì.....: Các cặp quan hệ từ thể hiện Giả thiết – Kết quả, Điều kiện – Kết quả.
d) không những.....mà (còn)....: Các cặp quan hệ từ thể hiện Tăng lên.
Lời giải chi tiết:
a) Tại trời mưa mà em đi học muộn.
b) Bằng nỗ lực chăm chỉ, Mai đã đạt kết quả cao.
c) Hễ trời mưa thì cóc lại kêu.
d) Bạn An không những học giỏi mà còn rất hăng hái tham gia phong trào.