Giải mục 1 trang 52, 53, 54 SGK Toán 9 tập 2 - Chân trời sáng tạo
Hộp thứ nhất có 1 viên bi xanh. Hộp thứ hai có một viên bi xanh và 1 viên bi đỏ. Bận Xuân lấy ra 1 viên bi từ hộp thứ nhất. Bạn Thu lấy ra 1 viên bi từ hộp thứ hai. a) Phép thử của bạn Xuân có bao nhiêu kết quả có thể xảy ra? b) Phép thử của bạn Thu có bao nhiêu kết quả có thể xảy ra?
HĐ1
Trả lời câu hỏi Hoạt động 1 trang 52 SGK Toán 9 Chân trời sáng tạo
Hộp thứ nhất có 1 viên bi xanh. Hộp thứ hai có một viên bi xanh và 1 viên bi đỏ. Bạn Xuân lấy ra 1 viên bi từ hộp thứ nhất. Bạn Thu lấy ra 1 viên bi từ hộp thứ hai.
a) Phép thử của bạn Xuân có bao nhiêu kết quả có thể xảy ra?
b) Phép thử của bạn Thu có bao nhiêu kết quả có thể xảy ra?
Phương pháp giải:
Dựa vào hộp thứ nhất chỉ có 1 viên bi xanh thì lấy ra chỉ có 1 cách, hộp thứ hai có 2 viên bi xanh và đỏ thì có 2 cách.
Lời giải chi tiết:
a) Phép thử của bạn Xuân có duy nhất 1 kết quả có thể xảy ra là 1 viên bi xanh
b) Phép thử của bạn Thu có 2 kết quả có thể xảy ra có thể là 1 viên bi xanh hoặc 1 viên bi đỏ.
TH1
Trả lời câu hỏi Thực hành 1 trang 54 SGK Toán 9 Chân trời sáng tạo
Trong các hoạt động sau, hoạt động nào là phép thử ngẫu nhiên? Tại sao?
a) Chọn ra lần lượt hai tấm thẻ từ hộp có hai tấm thẻ như Hình 3a
b) Chọn bất kì 1 quyển sách từ giá như Hình 3b
c) Chọn 1 cây bút chì từ ống bút như Hình 3c.
Phương pháp giải:
Dựa vào khái niệm phép thử ngẫu nhiên: Các hoạt động mà ta không thể biết trước được kết quả của nó, nhưng biết tất cả các kết quả có thể xảy ra.
Lời giải chi tiết:
a) Chọn ra lần lượt hai tấm thẻ từ hộp có hai tấm thẻ như Hình 3a là phép thử ngẫu nhiên vì có 2 kết quả có thể xảy ra: lấy thẻ màu xanh trước rồi lấy thẻ màu đỏ hoặc ngược lại.
b) Chọn bất kì 1 quyển sách từ giá như Hình 3b là phép thử ngẫu nhiên vì ta không thể biết trước được kết quả của nó, nhưng biết tất cả 14 kết quả có thể xảy ra.
c) Chọn 1 cây bút chì từ ống bút như Hình 3c không là phép thử ngẫu nhiên vì ta biết chỉ có 1 kết quả xảy ra là lấy được 1 cây bút chì.
TH2
Trả lời câu hỏi Thực hành 2 trang 54 SGK Toán 9 Chân trời sáng tạo
Xác định không gian mẫu của các phép thử sau:
a) Gieo 2 lần một đồng xu có 1 mặt xanh và 1 mặt đỏ.
b) Lấy ra một quả bóng từ một hộp chứa 3 quả bóng được đánh số 1; 2; 3, xem số, trả lại hộp rồi lấy ra 1 quả bóng từ hộp đó.
Phương pháp giải:
Dựa vào khái niệm không gian mẫu, kí hiệu là \(\Omega \), là tập hợp tất cả các kết quả có thể xảy ra của phép thử.
Lời giải chi tiết:
a) Kí hiệu (i;j) là kết quả gieo thứ nhất xuất hiện màu i, lần gieo thứ hai xuất hiện màu j. Không gian mẫu của phép thử là:
\(\Omega \) = {(xanh;xanh), (xanh;đỏ), (đỏ;xanh), (đỏ;đỏ)}
b) Không gian mẫu của phép thử là:
\(\Omega \) = {(1;1); (1;2); (1;3); (2;1); (2;2); (2;3); (3;1); (3;2); (3;3)}
VD1
Trả lời câu hỏi Vận dụng 1 trang 54 SGK Toán 9 Chân trời sáng tạo
Xác định không gian mẫu của các phép thử trong Hoạt động khởi động (trang 52)
Một túi chứa 4 viên bi được đánh số như hình bên. Lấy ra ngẫu nhiên 1 viên bi từ túi.
Phương pháp giải:
Dựa vào khái niệm không gian mẫu, kí hiệu là \(\Omega \), là tập hợp tất cả các kết quả có thể xảy ra của phép thử.
Lời giải chi tiết:
Không gian mẫu của phép thử là:
\(\Omega \) = {1;2;3;4}