Giải mục 1 trang 59 SGK Toán 8 – Cánh diều — Không quảng cáo

Toán 8, giải toán lớp 8 cánh diều Bài 2. Ứng dụng của định lí Thalès trong tam giác Toán


Giải mục 1 trang 59 SGK Toán 8 – Cánh diều

Bạn Loan đặt một cái que lên bàn cờ vua như ở Hình 20. Bạn ấy nói rằng:

Đề bài

Bạn Loan đặt một cái que lên bàn cờ vua như ở Hình 20 . Bạn ấy nói rằng: Không sử dụng thước đo, có thể chia cái que đó thành ba phần bằng nhau. Em hãy giải thích tại sao?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Lấy thêm điểm và sử dụng định lý Thales để chia đoạn thẳng thành ba phần bằng nhau.

Lời giải chi tiết

Đoạn thẳng AB biểu diễn cho cái que.

Trên bàn cờ lấy một điểm P nằm ngoài đoạn thẳng AB sao cho AP có độ dài 6 ô vuông.

Nối AP, BP.

Trên đoạn thẳng AP lấy hai điểm M và N sao cho AM = MN = NP = 2 ô vuông.

Tại M, N kẻ các đường thẳng vuông góc với AP và cắt AB lần lượt tại C và D.

=> MC // NO // PB

Áp dụng định lý Thales trong tam giác APB thì \(\frac{AM}{AP} = \frac{AC}{AB} = \frac{1}{3} \Rightarrow AC = \frac{1}{3}AB\) và \(\frac{AN}{AP} = \frac{AD}{AB} = \frac{2}{3}\Rightarrow AD = \frac{2}{3}AB\).

Khi đó AC = CD = DB = \(\frac{1}{3}\)AB.

Vậy ta đã chia cái que thành 3 phần bằng nhau mà không cần dùng thước đo.


Cùng chủ đề:

Giải mục 1 trang 39, 40 SGK Toán 8 – Cánh diều
Giải mục 1 trang 44, 45 SGK Toán 8 tập 1 - Cánh diều
Giải mục 1 trang 45 SGK Toán 8 – Cánh diều
Giải mục 1 trang 52 SGK Toán 8 – Cánh diều
Giải mục 1 trang 55, 56 SGK Toán 8 tập 1 - Cánh diều
Giải mục 1 trang 59 SGK Toán 8 – Cánh diều
Giải mục 1 trang 60 SGK Toán 8 tập 1 - Cánh diều
Giải mục 1 trang 62 SGK Toán 8 – Cánh diều
Giải mục 1 trang 67, 68 SGK Toán 8 tập 1 - Cánh diều
Giải mục 1 trang 71 SGK Toán 8 – Cánh diều
Giải mục 1 trang 71, 72 SGK Toán 8 tập 1 - Cánh diều