Giải mục 2 trang 106, 107, 108 SGK Toán 11 tập 1 - Cánh Diều
Cho hai mặt phẳng phân biệt (P) và (Q). Mặt phẳng (P) chứa hai đường thẳng a, b cắt nhau và a, b cùng song song với mặt phẳng (Q) (Hình 61). Hai mặt phẳng (P) và (Q) có điểm chung hay không?
Hoạt động 2
Cho hai mặt phẳng phân biệt (P) và (Q) . Mặt phẳng (P) chứa hai đường thẳng a, b cắt nhau và a, b cùng song song với mặt phẳng (Q) (Hình 61). Hai mặt phẳng (P) và (Q) có điểm chung hay không?
Phương pháp giải:
Quan sát hình vẽ
Lời giải chi tiết:
Hai mặt phẳng (P) và (Q) không có điểm chung
Luyện tập 2
Cho tứ diện ABCD . Các điểm M, N, P, I, J, K lần lượt là trung điểm của BC, CD, DB, AM, AN, AP. Chứng minh rằng (IJK) // (BCD).
Phương pháp giải:
Nếu mặt phẳng (P) chứa hai đường thẳng cắt nhau a, b và a,b cùng song song với mặt phẳng (Q) thì (P) song song với (Q)
Lời giải chi tiết:
Tam giác AMP có: I, K là trung điểm AM, AP
Suy ra: IK // MP
Suy ra IK // (BCD) (1)
Tam giác ANP có: J, K là trung điểm AN, AP
Suy ra: JK // NP
Suy ra: JK // (BCD) (2)
Từ (1) và (2) suy ra: (IJK) // (BCD)
Hoạt động 3
Cho mặt phẳng (Q) và điểm M nằm ngoài mặt phẳng (Q) .
a) Trong mặt phẳng (Q) vẽ hai đường thẳng a’, b’ cắt nhau. Qua điểm M kẻ các đường thẳng a, và b lần lượt song song với a’, b’. Gọi (P) là mặt phẳng xác định bởi hai đường thẳng (cắt nhau) a và b (Hình 63) . Mặt phẳng (P) có song song với mặt phẳng (Q) hay không?
b) Xét mặt phẳng (R) đi qua điểm M và song song với mặt phẳng (Q) . Hai mặt phẳng (R) và (P) có trùng nhau hay không?
Phương pháp giải:
Qua một điểm nằm ngoài một mặt phẳng cho trước có một và chỉ một mặt phẳng song song với mặt phẳng đã cho.
Lời giải chi tiết:
a) Mặt phẳng (P) song song với mặt phẳng (Q)
b) Hai mặt phẳng (R) và (P) trùng nhau
Hoạt động 4
Cho hai mặt phẳng song song (P) và (Q) . Mặt phẳng (R) cắt mặt phẳng (P) theo giao tuyến a .
a) Mặt phẳng (R) có cắt mặt phẳng (Q) theo giao tuyến b , hãy nêu nhận xét về vị trí tương đối giữa hai giao tuyến a và b (Hình 64)
b) Trong trường hợp mặt phẳng (R) cắt mặt phẳng (Q) theo giao tuyến b , hãy nêu nhận xét về vị trí tương đối giữa hai giao tuyến a và b (Hình 64)
Phương pháp giải:
Cho hai mặt phẳng song song (P) và (Q) . Nếu mặt phẳng (R) cắt mặt phẳng (P) thì cùng cắt mặt phẳng (Q) và hai giao tuyến của chúng song song với nhau
Lời giải chi tiết:
a) Hai giao tuyến a và b song song với nhau
b) Hai giao tuyến a và b song song với nhau
Luyện tập 3
Cho hai mặt phẳng (P) và (Q) song song với nhau. Đường thẳng a cắt hai mặt phẳng trên theo thứ tự tại A, B . Đường thẳng b song song với đường thẳng a và cắt hai mặt phẳng (P) và (Q) lần lượt tại A’, B’. Chứng minh rằng \(AB = A'B'\)
Phương pháp giải:
Hình tứ giác có hai cặp cạnh song song với nhau gọi là hình bình hành.
Lời giải chi tiết:
Ta có (P) // (Q)
Suy ra AA’ // BB’ (1)
Ta có a // b
Suy ra AB // A’B’ (2)
Từ (1) và (2) suy ra AA’B’B là hình bình hành
Do đó AB = A’B’