Giải mục 2 trang 8,9 SGK Toán 12 tập 2 - Chân trời sáng tạo
Nguyên hàm của một số hàm số sơ cấp
KP3
Trả lời câu hỏi Khám phá 3 trang 8 SGK Toán 12 Chân trời sáng tạo
a) Giải thích tại sao ∫0dx=C và ∫1dx=x+C
b) Tìm đạo hàm của hàm số F(x)=xα+1α+1 (α≠−1). Từ đó, tìm ∫xαdx.
Phương pháp giải:
a) Để chứng minh F(x) là một nguyên hàm của f(x), ta cần chỉ ra rằng F′(x)=f(x), với lần lượt F(x)=C và F(x)=x+C.
b) Sử dụng công thức tính đạo hàm để tính đạo hàm của F(x)=xα+1α+1 và kết luận.
Lời giải chi tiết:
a) Do C′=0 nên hàm số F(x)=C là một nguyên hàm của hàm số f(x)=0. Như vậy ∫0dx=C.
Do x′=1 nên hàm số F(x)=x là một nguyên hàm của hàm số f(x)=1. Như vậy ∫1dx=x+C.
b) Ta có F′(x)=(xα+1α+1)′=(α+1)xαα+1=xα. Vậy ta có F(x)=xα+1α+1 (α≠−1) là một nguyên hàm của hàm số f(x)=xα. Do đó ∫xαdx=xα+1α+1+C.
TH2
Trả lời câu hỏi Thực hành 2 trang 8 SGK Toán 12 Chân trời sáng tạo
Tìm:
a) ∫x4dx.
b) ∫1x3dx.
c) ∫√xdx(x>0).
Phương pháp giải:
Biến đổi các biểu thức về dạng ∫xαdx và sử dụng công thức ∫xαdx=xα+1α+1+C.
Lời giải chi tiết:
a) ∫x4dx=x4+14+1+C=x55+C.
b) ∫1x3dx=∫x−3dx=x−3+1−3+1+C=x−2−2+C=−12x2+C.
c) ∫√xdx=∫x12dx=x12+112+1+C=x3232+C=23√x3+C.
KP4
Trả lời câu hỏi Khám phá 4 trang 8 SGK Toán 12 Chân trời sáng tạo
Cho hàm số F(x)=ln|x| với x≠0.
a) Tìm đạo hàm của F(x).
b) Từ đó, tìm ∫1xdx.
Phương pháp giải:
a) Với x>0, ta có F(x)=ln|x|=lnx. Với x<0, ta có F(x)=ln|x|=ln(−x), sau đó tính đạo hàm của F(x) trong từng trường hợp trên.
b) Từ câu a, rút ra kết luận.
Lời giải chi tiết:
a) Với x>0, ta có F(x)=ln|x|=lnx.
Đạo hàm của F(x) trên (0;+∞) là: F′(x)=(lnx)′=1x.
Với x<0, ta có F(x)=ln|x|=ln(−x).
Đạo hàm của F(x) trên (−∞;0) là: F′(x)=(lnx)′=1x.
Vậy ta có đạo hàm của F(x) trên R∖{0} là F′(x)=1x.
b) Từ câu a, ta có F(x)=ln|x| là một nguyên hàm của hàm số f(x)=1x.
Do đó ∫1xdx=ln|x|+C
KP5
Trả lời câu hỏi Khám phá 5 trang 9 SGK Toán 12 Chân trời sáng tạo
a) Tìm đạo hàm của các hàm số y=sinx, y=−cosx, y=tanx, y=−cotx.
b) Từ đó, tìm ∫cosxdx, ∫sinxdx, ∫1cos2xdx, ∫1sin2xdx
Phương pháp giải:
a) Sử dụng các công thức đạo hàm để tính đạo hàm của các hàm số y=sinx, y=−cosx, y=tanx, y=−cotx.
b) Từ câu a, rút ra kết luận.
Lời giải chi tiết:
a) Ta có:
(sinx)′=cosx
(−cosx)′=−(−sinx)=sinx
(tanx)′=1cos2x
(−cotx)′=−−1sin2x=1sin2x
b) Từ câu a, ta có:
∫cosxdx=sinx+C
∫sinxdx=−cosx+C
∫1cos2xdx=tanx+C
∫1sin2x=−cotx+C
TH3
Trả lời câu hỏi Thực hành 3 trang 9 SGK Toán 12 Chân trời sáng tạo
Tìm nguyên hàm F(x) của hàm số f(x)=cosx thoả mãn F(0)+F(π2)=0.
Phương pháp giải:
Sử dụng công thức ∫cosxdx=sinx+C, sau đó sử dụng điều kiện F(0)+F(π2)=0 để tìm hằng số C.
Lời giải chi tiết:
Ta có: F(x)=∫f(x)dx=∫cosxdx=sinx+C
Suy ra F(0)=sin0+C=C và F(π2)=sinπ2+C=1+C
Do F(0)+F(π2)=0 nên C+(1+C)=0⇒C=−12.
Vậy F(x)=sinx−12.
KP6
Trả lời câu hỏi Khám phá 6 trang 9 SGK Toán 12 Chân trời sáng tạo
a) Tìm đạo hàm của các hàm số y=ex, y=axlna với a>0, a≠1.
b) Từ đó, tìm ∫exdx và ∫axdx (a>0, a≠1).
Phương pháp giải:
a) Sử dụng công thức tính đạo hàm để tính đạo hàm của các hàm số y=ex, y=axlna(a>0, a≠1).
b) Từ câu a, rút ra kết luận.
Lời giải chi tiết:
a) Ta có (ex)′=ex và (axlna)′=axlnalna=ax.
b) Từ câu a, ta có:
∫exdx=ex+C
∫axdx=axlna+C
TH4
Trả lời câu hỏi Thực hành 4 trang 9 SGK Toán 12 Chân trời sáng tạo
Tìm
a) ∫3xdx
b) ∫e2xdx
Phương pháp giải:
Sử dụng các công thức ∫exdx=ex+C và ∫axdx=axlna+C
Lời giải chi tiết:
a) ∫3xdx=3xln3+C
b) ∫e2xdx=∫(e2)xdx=(e2)xln(e2)+C=e2x2+C.