Giải mục 3 trang 60, 61, 62 SGK Toán 11 tập 2 - Cùng khám phá
Cho hình hộp ABCD.A′B′C′D′. Tìm hình chiều của các điểm A′,C′,D′ lên mặt phẳng (ABCD) theo phương của đường thẳng BB′
Hoạt động 4
Cho hình hộp ABCD.A′B′C′D′. Tìm hình chiều của các điểm A′,C′,D′ lên mặt phẳng (ABCD) theo phương của đường thẳng BB′
Phương pháp giải:
Tìm đường thẳng song song với đường thẳng BB′ xuất phát từ các điểm A′,C′,D′
Lời giải chi tiết:
Hình chiếu lần lượt là A,C,D
Luyện tập 6
Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình vuông. Biết rằng hình chiếu của S trên mặt phẳng (ABCD) là trung điểm H của cạnh AD. Xác định hình chiếu của:
a) Tam giác SBC trên mặt phẳng (ABCD)
b) Các cạnh SB và SC trên mặt phẳng (SAD)
Phương pháp giải:
a) Tìm hình chiếu của S lên mặt phẳng (ABCD) là xong vì B,C∈(ABCD)
b) Chứng minh BA,CD⊥(SAD)⇒A,D là hình chiếu của B và C trên (SAD)
Lời giải chi tiết:
a) Ta có SH⊥(ABCD) nên H là hình chiếu vuông góc của S lên (ABCD)
Vì B,C∈(ABCD) nên hình chiếu của ΔSBC lên (ABCD) là ΔHBC
b) Vì SH⊥(ABCD)⇒SH⊥AB,SH⊥CD
Vì {AB⊥SHAB⊥AD⇒AB⊥(SAD)⇒ Hình chiếu vuông góc của B lên (SAD) là A
Vậy hình chiếu của SB lên (SAD) là SA
Vì {CD⊥SHCD⊥AD⇒CD⊥(SAD)⇒ Hình chiếu vuông góc của C lên (SAD) là D
Vậy hình chiếu của SC lên (SAD) là SD
Hoạt động 5
Cho đường thẳng b không nằm trong mặt phẳng (α) và không vuông góc với (α). Gọi A,B là hai điểm phân biệt trên b và A′,B′ lần lượt là hình chiếu của A,B trên (α). Gọi b′ là đường thẳng đi qua A′,B′ thì b′ là hình chiếu vuông góc của b trên mặt phẳng (α). Xét a là một đường thẳng nằm tròn (α).
a) Nếu a⊥b′ thì a có vuông góc với b không? Vì sao?
b) Nếu a⊥b thì a có vuông góc với b′ không? Vì sao?
Phương pháp giải:
Chứng minh a⊥AA′
Chứng minh a⊥(AA′B′B) từ đó suy ra a⊥b′ và a⊥b
Lời giải chi tiết:
a) Vì {AA′⊥(α)a⊂(α)⇒AA′⊥a
Vì {a⊥b′a⊥AA′⇒a⊥(AA′B′B). Mà b⊂(AA′B′B)⇒a⊥b
b) Vì {AA′⊥(α)a⊂(α)⇒AA′⊥a
Vì {a⊥ba⊥AA′⇒a⊥(AA′B′B). Mà b′⊂(AA′B′B)⇒a⊥b′
Luyện tập 7
Cho hình chóp S.ABC có đáy ABC là tam giác cân đỉnh B và hình chiếu của S trên mặt phẳng (ABC) là trọng tâm của tam giác ABC. Chứng minh rằng các đường thẳng AC và SB vuông góc với nhau.
Phương pháp giải:
Lấy G là trọng tâm của ΔABC. Chứng minh BG là hình chiếu vuông góc của SB xuống (ABC) kết hợp với AC⊥BG từ đó suy ra AC⊥SB
Lời giải chi tiết:
Gọi G là trọng tâm của ΔABC. Ta có SG⊥(ABC) (gt), suy ra BG là hình chiếu vuông góc của SG xuống (ABC) (1)
Vì ΔABC cân tại B suy ra BG⊥AC (2)
Từ (1) và (2), suy ra AC⊥SB (định lý ba đường vuông góc)