- Bài mở đầu
- Chương 1: Bản đồ - Phương tiện thể hiện bề mặt Trái Đất - SBT
- Chương 2: Trái Đất - Hành tinh của hệ Mặt Trời - SBT
- Chương 3: Cấu tạo của Trái Đất. Vỏ Trái Đất - SBT
- Chương 4: Khí hậu và biến đổi khí hậu - SBT
- Chương 5: Nước trên Trái Đất - SBT
- Chương 6: Đất và sinh vật trên Trái Đất - SBT
- Chương 7: Con người và thiên nhiên - SBT
Ở Tiểu học, em đã bước đầu được làm quen với một số kiến thức địa lí. Em hãy cho biết: - Ba kiến thức đã học ở lớp 4 - Ba kiến thức địa lí đã học ở lớp 5
Hãy nêu ba vấn đề địa lí Việt Nam và ba vấn đề địa lí thế giới mà em thấy lí thú và muốn tìm hiểu. + Ở Việt Nam + Trên thế giới
Lựa chọn đáp án đúng. Các khái niệm địa lí cơ bản nào dưới đây không học ở lớp 6? A. Các khái niệm địa lí chung về Trái Đất. B. Các khái niệm về kinh tế Việt Nam. C. Các khái niệm về các thành phần tự nhiên của Trái Đất. D. Các khái niệm về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên.
Quan sát các hình 1, 2, 3 SGK (trang 98 - 99), em hãy cho biết các hình đó thể hiện nội dung gì. Qua khai thác các hình đó các em rèn luyện được các kĩ năng gì của môn Địa lí?
Đoạn ca dao dưới đây đề cập tới việc sản xuất nông nghiệp của ông cha ta trước đây: “… Trông trời, trông đất, trông mây Trông mưa, trông gió, trong ngày, trông đêm…” Theo em, ý nghĩa của đoạn ca dao là gì?
Hãy nêu sự cần thiết của việc: a) Tạo hứng thú trong khi học Địa lí. b) Nắm vững các khái niệm cơ bản và kĩ năng địa lí. c) Gắn việc học Địa lí với thực tiễn cuộc sống.
Hãy kể thêm một số điều lí thú mà em biết về tự nhiên và con người trên Trái Đất.
Hãy nêu ví dụ chứng minh môn Địa lí giúp em giải quyết một số vấn đề trong cuộc sống hằng ngày.