Giải SBT Hóa 12 Bài 23. Ôn tập chương 6 trang 78, 79 - Kết nối tri thức — Không quảng cáo

SBT Hóa 12 - Giải SBT Hóa học 12 - Kết nối tri thức với cuộc sống


Bài 23. Ôn tập chương 6 trang 78, 79 SBT Hóa 12 Kết nối tri thức

Phát biểu nào sau đây về đặc điểm của nguyên tử kim loại là đúng?

23.1

Phát biểu nào sau đây về đặc điểm của nguyên tử kim loại là đúng?

Trong cùng một chu kì, so với các nguyên tử nguyên tố phi kim thì

A. nguyên tử kim loại có điện tích hạt nhân nhỏ hơn và bán kính lớn hơn nên dễ nhường electron hóa trị hơn.

B. nguyên tử kim loại có điện tích hạt nhân lớn hơn và bán kính lớn hơn nên dễ nhường electron hóa trị hơn.

C. nguyên tử kim loại có điện tích hạt nhân nhỏ hơn và bán kính nhỏ hơn nên dễ nhường electron hóa trị hơn.

D. nguyên tử kim loại có điện tích hạt nhân nhỏ hơn và bán kính lớn hơn nên khó nhường electron hóa trị hơn.

Phương pháp giải:

Dựa vào đặc điểm của kim loại.

Lời giải chi tiết:

Trong cùng một chu kì, so với các nguyên tử nguyên tố phi kim thì nguyên tử kim loại có điện tích hạt nhân nhỏ hơn và bán kính lớn hơn nên dễ nhường electron hóa trị hơn.

Đáp án A

23.2

Trong bảng tuần hoàn, các nguyên tố

A. khối s, d, f thường là phi kim. B. khối s, d, f thường là kim loại.

C. khối s, p thường là kim loại. D. khối s, p thường là phi kim.

Phương pháp giải:

Dựa vào cấu tạo của kim loại trong bảng tuần hoàn.

Lời giải chi tiết:

Trong bảng tuần hoàn, các nguyên tố khối s, d, f thường là kim loại.

Đáp án B

23.3

Kim loại dẫn điện tốt, thường dùng làm lõi dây điện là

A. bạc B. vàng C. đồng D. sắt

Phương pháp giải:

Dựa vào tính chất vật lí của kim loại.

Lời giải chi tiết:

Đồng dẫn điện tốt nên thường dùng làm lõi dây diện.

Đáp án C

23.4

Gang là vật liệu kim loại có thành phần chính là

A. nhôm và magnesium. B. sắt và carbon.

C. đồng và kẽm. D. đồng và thiếc.

Phương pháp giải:

Dựa vào thành phần của hợp kim.

Lời giải chi tiết:

Gang là vật liệu kim loại có thành phần chính là sắt và carbon.

Đáp án B

23.5

Duralumin là vật liệu kim loại chứa nguyên tố kim loại cơ bản nào sau đây?

A. Nhôm. B. Kẽm. C. Sắt. D. Nickel.

Phương pháp giải:

Dựa vào thành phần của hợp kim.

Lời giải chi tiết:

Nhôm là nguyên tố kim loại cơ bản trong Duralumin.

Đáp án A

23.6

Au, Ag có thể tồn tại được ở dạng đơn chất trong tự nhiên vì chúng là kim loại

A. hoạt động hóa học mạnh. B. hoạt động hóa học trung bình.

C. có khối lượng riêng lớn. D. rất kém hoạt động hóa học.

Phương pháp giải:

Dựa vào trạng thái tự nhiên của kim loại.

Lời giải chi tiết:

Au, Ag rất kém hoạt động hóa học nên có ở dạng đơn chất trong tự nhiên.

Đáp án D

23.7

Kim loại có khả năng dẫn điện vì

A. chúng có cấu tạo tinh thể.

B. trong tinh thể kim loại, các electron liên kết yếu với hạt nhân, chuyển động tự do trong toàn bộ mạng tinh thể.

C. trong mạng tinh thể kim loại, các anion chuyển động tự do.

D. trong mạng tinh thể kim loại có các cation kim loại.

Phương pháp giải:

Dựa vào tính chất vật lí của kim loại.

Lời giải chi tiết:

Kim loại có khả năng dẫn điện vì trong tinh thể kim loại, các electron liên kết yếu với hạt nhân, chuyển động tự do trong toàn bộ mạng tinh thể.

Đáp án B

23.8

Phát biểu nào sau đây không đúng?

Tính dẻo của kim loại là do

A. kim loại ở trạng thái rắn có cấu trúc tinh thể.

B. sự trượt của các lớp nguyên tử trong mạng tinh thể kim loại.

C. các electron tự do luôn chuyển động và giữ các nguyên tử kim loại liên kết với nhau.

D. kim loại ở trạng thái rắn không có cấu trúc tinh thể.

Phương pháp giải:

Dựa vào tính chất vật lí của kim loại.

Lời giải chi tiết:

D sai, kim loại có cấu trúc tinh thể.

Đáp án D

23.9

Dãy kim loại nào sau đây có phản ứng với dung dịch sulfuric acid đặc, nóng tạo thành khí sulfur dioxide?

A. Na, K, Au. B. Al, Fe, Cu.

C. Ag, Au, Pt. D. Cu, Ag, Au.

Phương pháp giải:

Dựa vào tính chất hóa học của kim loại.

Lời giải chi tiết:

Al, Fe, Cu có phản ứng với sulfuric acid đặc, nóng tạo khí sulfur dioxide.

A, C, D sai do Au không phản ứng.

23.10

Dãy kim loại nào sau đây không đẩy đồng ra khỏi dung dịch copper(II) sulfate?

A. Na, K, Ag. B. Al, Fe, Mg.

C. Al, Zn, Pb. D. Mg, Zn, Fe.

Phương pháp giải:

Dựa vào tính chất hóa học của kim loại.

Lời giải chi tiết:

Na, K, Ag không đẩy đồng ra khỏi dung dịch copper(II) sulfate do Na, K tan trong nước, Ag có tính khử yếu.

Đáp án A

23.11

Trong công nghiệp, kim loại natri thường được điều chế bằng phương pháp nào sau đây?

A. Điện phân nóng chảy. B. Điện phân dung dịch.

C. Nhiệt luyện. D. Thủy luyện.

Phương pháp giải:

Dựa vào các phương pháp điều chế kim loại.

Lời giải chi tiết:

Natri là kim loại mạnh nên dùng phương pháp điện phân nóng chảy để điều chế Na.

Đáp án A

23.11

Ngâm các mẫu sau vào dung dịch acid rồi để ngoài không khí, mẫu nào không xảy ra ăn mòn điện hóa?

A. Miếng gang. B. Lá đồng.

C. Miếng tôn. D. Đinh sắt.

Phương pháp giải:

Dựa vào các loại ăn mòn kim loại.

Lời giải chi tiết:

Lá đồng không xảy ra ăn mòn điện hóa do không đủ 2 điện cực.

Đáp án B

23.13

Để bảo vệ khung xe đạp khỏi bị ăn mòn có thể dùng cách nào sau đây?

A. Ngâm trong dung dịch acid. B. Bọc dây đồng quanh khung xe.

C. Phủ kín bề mặt bằng lớp sơn. D. Để trong không khí ẩm.

Phương pháp giải:

Dựa vào phương pháp bảo vệ kim loại.

Lời giải chi tiết:

Phủ kín bề mặt bằng lớp sơn để bảo vệ khung xe đạp.

Đáp án C

23.14

Hãy chọn đúng hoặc sai cho mỗi ý a, b, c, d sau.

a. Đồng là kim loại dẫn điện tốt nhất nên thường được dùng làm dây dẫn điện.

b. Duralumin thường được dùng để chế tạo vỏ máy bay.

c. Nhôm thường được điều chế bằng phương pháp thủy luyện.

d. Có thể bảo vệ sắt thép khỏi bị ăn mòn bằng cách gắn thêm magnesium.

Phương pháp giải:

Dựa vào phương pháp điều chế kim loại.

Lời giải chi tiết:

a. Đồng là kim loại dẫn điện tốt nhất nên thường được dùng làm dây dẫn điện.

→ Sai, Ag là kim loại dẫn điện tốt nhất.

b. Duralumin thường được dùng để chế tạo vỏ máy bay.

→ Đúng

c. Nhôm thường được điều chế bằng phương pháp thủy luyện.

→ Sai, nhôm thường được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy.

d. Có thể bảo vệ sắt thép khỏi bị ăn mòn bằng cách gắn thêm magnesium.

→ Đúng

23.15

Cho khí CO (dư) đi qua ống sứ đựng 1,0 g hỗn hợp X gồm Al 2 O 3 và CuO tới khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Dẫn khí đi ra vào nước vôi trong dư, tạo thành 0,4 g kết tủa. Thành phần phần trăm khối lượng CuO trong X là bao nhiêu?

Phương pháp giải:

Dựa vào tính chất hóa học của kim loại.

Lời giải chi tiết:

Al 2 O 3 không phản ứng với CO

CO + CuO \( \to \)Cu + CO 2

0,004         \( \leftarrow \) 0,004

CO 2 + Ca(OH) 2 \( \to \)  CaCO 3 + H 2 O

0,004                    \( \leftarrow \) 0,004

n CaCO3 = 0,4 : 100 = 0,004 mol

m CuO = 0,004.80 = 0,32g \( \to \)%m CuO = \(\frac{{0,32}}{1}.100 = 32\% \)

23.16

Ngâm một đinh sắt vào 200 mL dung dịch CuSO 4 có nồng độ x M. Sau khi phản ứng kết thúc, lấy đinh sắt ra khỏi dung dịch, rửa nhẹ, làm khô thấy khối lượng đinh sắt tăng thêm 0,8 g. Giá trị của x là bao nhiêu?

Phương pháp giải:

Dựa vào tính chất hóa học của kim loại.

Lời giải chi tiết:

n CuSO4 = 0,2.x = 0,2x mol

Fe + CuSO 4 \( \to \) FeSO 4 + Cu

Gọi số mol Fe phản ứng là a mol

m đinh sắt tăng = m Cu – m Fe = 64a – 56a = 0,8 \( \to \) a = 0,1 mol

CM CuSO4 = 0,1 : 0,2 = 0,5M

23.17

Hòa tan hỗn hợp bột kim loại gồm 8,4 g Fe và 6,4 g Cu vào 350 mL dung dịch AgNO 3 2 M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được bao nhiêu gam chất rắn?

Phương pháp giải:

Dựa vào tính chất hóa học của kim loại.

Lời giải chi tiết:

n Fe = \(\frac{{8,4}}{{56}} = 0,15mol\); n Cu = \(\frac{{6,4}}{{64}} = 0,1mol\); n AgNO3 = 0,35.2 = 0,7 mol

Fe + 2AgNO 3 \( \to \) Fe(NO 3 ) 2 + 2Ag

0,15 \( \to \)                   0,15            0,3

Cu + 2AgNO 3 \( \to \) Cu(NO 3 ) 2 + 2Ag

0,1 \( \to \)                                         0,2

n AgNO3 dư = 0,7 – 0,3 – 0,2 = 0,2 mol

Vì AgNO 3 dư nên có quy tắc \(\alpha \) xảy ra ở cặp Fe 3+ /Fe 2+ và Ag + /Ag

Fe(NO3) 2 + AgNO 3 \( \to \) Fe(NO 3 ) 3 + Ag

0,15               0,2                                0,15

n Ag = 0,3 + 0,2 + 0,15 = 0,65

m Ag = 0,65.108 = 70,2g

23.18

Hòa tan 23,4 g hỗn hợp gồm Al, Fe, Cu bằng một lượng vừa đủ dung dịch H 2 SO 4 thu được 15,12 lít khí SO 2 (đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị m là bao nhiêu?

Phương pháp giải:

Dựa vào tính chất hóa học của kim loại.

Lời giải chi tiết:

\({n_{SO_4^{2 - }}} = {n_{S{O_2}}} = \frac{{15,12}}{{22,4}} = 0,675mol\)

Bảo toàn khối lượng: m muối = m kim loại + \({m_{SO_4^{2 - }}}\)= 23,4 + 0,675.96 = 88,2g


Cùng chủ đề:

Giải SBT Hóa 12 Bài 18. Cấu tạo và liên kết trong tinh thể kim loại trang 63, 64, 65 - Kết nối tri thức
Giải SBT Hóa 12 Bài 19. Tính chất vật lí và tính chất hóa học của kim loại trang 66, 67, 68 - Kết nối tri thức
Giải SBT Hóa 12 Bài 20. Kim loại trong tự nhiên và phương pháp tách kim loại trang 69, 70 - Kết nối tri thức
Giải SBT Hóa 12 Bài 21. Hợp kim trang 72, 73 - Kết nối tri thức
Giải SBT Hóa 12 Bài 22. Sự ăn mòn kim loại trang 72, 73 - Kết nối tri thức
Giải SBT Hóa 12 Bài 23. Ôn tập chương 6 trang 78, 79 - Kết nối tri thức
Giải SBT Hóa 12 Bài 24. Nguyên tố nhóm IA trang 81, 82, 83 - Kết nối tri thức
Giải SBT Hóa 12 Bài 25. Nguyên tố nhóm IIA trang 87, 88, 89 - Kết nối tri thức
Giải SBT Hóa 12 Bài 26. Ôn tập chương 7 trang 93, 94, 95 - Kết nối tri thức
Giải SBT Hóa 12 Bài 27. Đại cương về kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất trang 98, 99 - Kết nối tri thức
SBT Hóa 12 - Giải SBT Hóa học 12 - Kết nối tri thức với cuộc sống