Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 31. Thực hành chứng minh thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nước trang 77, 78 Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo — Không quảng cáo

Giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 7 - Chân trời sáng tạo, SBT KHTN 7 - CTST Chủ đề 7. Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh


Bài 31. Thực hành chứng minh thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nước trang 77, 78 SBT Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo

Khi cắm một cành hoa vào cốc nước màu, để chứng minh có sự vận chuyển nước từ thân lên lá và hoa, ta có thể dựa vào

CH tr 77 31.1

Khi cắm một cành hoa vào cốc nước màu, để chứng minh có sự vận chuyển nước từ thân lên lá và hoa, ta có thể dựa vào

A. sự thay đổi về khối lượng của hoa và lá.

B. sự thay đổi màu sắc của hoa.

C. sự thay đổi màu sắc của lá.

D. sự thay đổi màu sắc và kích thước thân.

Phương pháp giải:

Nước và muối khoáng được hấp thụ vào rễ nhờ lông hút, qua các tế bào ở phần thịt vỏ, đi vào mạch gỗ của rễ, sau đó được vận chuyển lên thân và lá trong mạch gỗ của thân (dòng đi lên). Các chất hữu cơ do lá tổng hợp được vận chuyển đến các cơ quan trong mạch rây của thân (dòng đi xuống).

Lời giải chi tiết:

Đáp án B

CH tr 77 31.2

Để bảo quản giấy tẩm CoCl 2 tránh không khí ẩm, ta dùng hóa chất nào sau đây?

A. CaSO 4 .

B. H 2 SO 4 .

C. CaCl 2 .

D. HCl.

Phương pháp giải:

Quá trình thoát hơi nước tạo động lực cho sự vận chuyển nước và muối khoáng trong cây, điều hòa nhiệt độ bề mặt lá, giúp khí carbon dioxide đi vào trong lá để cung cấp cho quá trình quang hợp và giải phóng khí oxygen ra ngoài môi trường.

Lời giải chi tiết:

Đáp án C

CH tr 77 31.3

Để quan sát rõ nhất sự đổi màu của giấy thấm được tẩm CoCl 2 , cách dán giấy thấm nào sau đây là đúng?

Phương pháp giải:

Quá trình thoát hơi nước tạo động lực cho sự vận chuyển nước và muối khoáng trong cây, điều hòa nhiệt độ bề mặt lá, giúp khí carbon dioxide đi vào trong lá để cung cấp cho quá trình quang hợp và giải phóng khí oxygen ra ngoài môi trường.

Quá trình thoát hơi nước ở lá được điều chỉnh nhờ hoạt động đóng. Mở của khí khổng.

Một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật gồm: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, độ tơi xốp của đất, hàm lượng khoáng và độ pH của đất.

Lời giải chi tiết:

Đáp án C

CH tr 77 31.4

Để dễ dàng quan sát kết quả thí nghiệm chứng minh thân vận chuyển nước, nên dùng loại hoa nào sau đây?

A. Hoa cúc trắng.

B. Hoa mai.

C. Hoa hồng.

D. Hoa trạng nguyên.

Phương pháp giải:

Quá trình thoát hơi nước tạo động lực cho sự vận chuyển nước và muối khoáng trong cây, điều hòa nhiệt độ bề mặt lá, giúp khí carbon dioxide đi vào trong lá để cung cấp cho quá trình quang hợp và giải phóng khí oxygen ra ngoài môi trường.

Lời giải chi tiết:

Đáp án A

CH tr 77 31.5

Sau khi ngâm trong dung dịch màu, để xác định vị trí của dung dịch màu trong cành hoa ở hình bên, em sẽ cắt cành hoa bắt đầu từ vị trí nào?

A. (4).

B. (2).

C. (3).

D. (1).

Phương pháp giải:

Nước và muối khoáng được hấp thụ vào rễ nhờ lông hút, qua các tế bào ở phần thịt vỏ, đi vào mạch gỗ của rễ, sau đó được vận chuyển lên thân và lá trong mạch gỗ của thân (dòng đi lên). Các chất hữu cơ do lá tổng hợp được vận chuyển đến các cơ quan trong mạch rây của thân (dòng đi xuống).

Quá trình thoát hơi nước tạo động lực cho sự vận chuyển nước và muối khoáng trong cây, điều hòa nhiệt độ bề mặt lá, giúp khí carbon dioxide đi vào trong lá để cung cấp cho quá trình quang hợp và giải phóng khí oxygen ra ngoài môi trường.

Lời giải chi tiết:

Đáp án D

CH tr 77 31.6

Khi dán giấy tẩm CoCl2 vào mỗi mặt lá, tốc độ đổi màu của giấy thấm khác nhau như thế nào? Giải thích.

Phương pháp giải:

Quá trình thoát hơi nước tạo động lực cho sự vận chuyển nước và muối khoáng trong cây, điều hòa nhiệt độ bề mặt lá, giúp khí carbon dioxide đi vào trong lá để cung cấp cho quá trình quang hợp và giải phóng khí oxygen ra ngoài môi trường.

Lời giải chi tiết:

Tốc độ đổi màu của giấy thấm ở mặt dưới sẽ nhanh hơn mặt trên do khí khổng chủ yếu tập trung ở mặt dưới của lá nên tốc độ thoát hơi nước ở mặt dưới sẽ nhanh hơn.

CH tr 77 31.7

Nếu trong phòng thí nghiệm không có CoCl 2 , em có thể dùng hóa chất nào khác để nhận biết ở lá có quá trình thoát hơi nước?

Phương pháp giải:

Quá trình thoát hơi nước tạo động lực cho sự vận chuyển nước và muối khoáng trong cây, điều hòa nhiệt độ bề mặt lá, giúp khí carbon dioxide đi vào trong lá để cung cấp cho quá trình quang hợp và giải phóng khí oxygen ra ngoài môi trường.

Quá trình thoát hơi nước ở lá được điều chỉnh nhờ hoạt động đóng. Mở của khí khổng.

Một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật gồm: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, độ tơi xốp của đất, hàm lượng khoáng và độ pH của đất.

Lời giải chi tiết:

Có thể dùng CuSO 4 để nhận biết quá trình thoát hơi nước. Vì khi CuSO 4 gặp nước sẽ có màu xanh lam.

CH tr 78 31.8

Trong thí nghiệm chứng minh thân vận chuyển nước, tại sao khi cắt bớt cành hoa sẽ cho kết quả nhanh hơn?

Phương pháp giải:

Khi cắt bớt cành hoa, lúc này nước sẽ được tập trung vận chuyển lên cánh hóa mà không phải phân tán vào các cành khác → sẽ cho kết quả nhanh hơn.

Lời giải chi tiết:

Khi cắt bớt cành hoa, lúc này nước sẽ được tập trung vận chuyển lên cành hoa mà không phải phân tán vào các cành khác → sẽ cho kết quả nhanh hơn.

CH tr 78 31.9

Khi làm thí nghiệm chứng minh lá thoát hơi nước, có ba bạn học sinh đã dùng lá của ba loài thực vật sống ở những môi trường khác nhau.

- Bạn A dùng lá của thực vật sống ở sa mạc.

- Bạn B dùng lá của thực vật thủy sinh.

- Bạn C dùng lá của thực vật sống ở vùng nhiệt đới.

Theo em, kết quả thí nghiệm của bạn nào sẽ dễ quan sát nhất? Giải thích.

Phương pháp giải:

Quá trình thoát hơi nước tạo động lực cho sự vận chuyển nước và muối khoáng trong cây, điều hòa nhiệt độ bề mặt lá, giúp khí carbon dioxide đi vào trong lá để cung cấp cho quá trình quang hợp và giải phóng khí oxygen ra ngoài môi trường.

Quá trình thoát hơi nước ở lá được điều chỉnh nhờ hoạt động đóng. Mở của khí khổng.

Lời giải chi tiết:

Kết quả của bạn C sẽ dễ quan sát nhất vì lá của cây sống ở vùng nhiệt đới sẽ có nhiều khí khổng nên quá trình thoát hơi nước diễn ra mạnh. Còn cây thủy sinh và cây sống ở vùng sa mạc sẽ có rất ít hoặc không có khí khổng nên khó quan sát hiện tượng.

CH tr 78 31.10

Hãy thực hiện thí nghiệm sau:

- Cho nước vào hai cốc thủy tinh. Sau đó, cho màu thực phẩm màu đỏ vào một cốc, cốc còn lại cho màu thực phẩm màu xanh.

- Lấy một cành hoa hồng trắng, dùng keo cắt dọc cành từ dưới lên một đoạn khoảng 5 - 8 cm (chia ra làm hai nửa cành).

- Cắm mỗi nửa cành hoa vào mỗi cốc trong 1 giờ.

Hãy quan sát hiện tượng và giải thích.

Phương pháp giải:

Quá trình thoát hơi nước tạo động lực cho sự vận chuyển nước và muối khoáng trong cây, điều hòa nhiệt độ bề mặt lá, giúp khí carbon dioxide đi vào trong lá để cung cấp cho quá trình quang hợp và giải phóng khí oxygen ra ngoài môi trường.

Quá trình thoát hơi nước ở lá được điều chỉnh nhờ hoạt động đóng. Mở của khí khổng.

Một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật gồm: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, độ tơi xốp của đất, hàm lượng khoáng và độ pH của đất.

Nguyên tắc của việc tưới nước và bón phân hợp lí cho cây là đúng loại, đúng lúc, đúng lượng và đúng cách.

Lời giải chi tiết:

Hiện tượng: Ở bông hoa sẽ xuất hiện cả hai màu xanh và đỏ. Do cành hoa được cắm vào hai dung dịch khác màu nên cả hai dung dịch đều được vận chuyển lên hoa làm thay đổi màu sắc của cánh hoa.


Cùng chủ đề:

Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 26. Thực hành về hô hấp tế bào ở thực vật thông qua sự nảy mầm của hạt SBT trang 66, 67 Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo
Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 27. Trao đổi khí ở sinh vật SBT trang 68, 69 Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo
Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 28. Vai trò của nước và các chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật SBT trang 70, 71 Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo
Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 29. Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật SBT trang 72, 73 Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo
Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 30. Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật trang 74, 75, 76 Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo
Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 31. Thực hành chứng minh thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nước trang 77, 78 Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo
Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 32. Cảm ứng ở sinh vật trang 79, 80 Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo
Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 33. Tập tính ở động vật trang 81, 82 Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo
Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 34. Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật trang 83, 84, 85 Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo
Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 35. Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật trang 86, 87 Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo
Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 36. Thực hành chứng minh sinh trưởng và phát triển ở thực vật và động vật trang 88, 89 Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo