Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 35. Sự thống nhất về cấu trúc và các hoạt động sống trong cơ thể sinh vật trang 76, 77 Cánh diều — Không quảng cáo

Chủ đề 12. Cơ thể sinh vật là một thể thống nhất


Bài 35. Sự thống nhất về cấu trúc và các hoạt động sống trong cơ thể sinh vật trang 76, 77 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều

Đọc đoạn thông tin sau và trả lời các câu hỏi. Hoạt động sống của tế bào Hoạt động sống của tế bào biểu hiện ở quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng, lớn lên, phân chia và cảm ứng.

CH tr 76 35.1

Đọc đoạn thông tin sau và trả lời các câu hỏi.

Hoạt động sống của tế bào

Hoạt động sống của tế bào biểu hiện ở quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng, lớn lên, phân chia và cảm ứng.

Mỗi tế bào sống trên cơ thể luôn luôn được cung cấp cho các chất dinh dưỡng. Ở tế bào luôn xảy ra quá trình tổng hợp các chất hữu cơ phức tạp từ những chất đơn giản được hấp thụ vào trong tế bào. Đồng thời, trong tế bào cũng luôn xảy ra quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ thành những chất đơn giản và giải phóng năng lượng cần thiết cho cơ thể. Tế bào có khả năng lớn lên, sinh sản và cảm ứng. Sự sinh sản của tế bào là khả năng phân chia trực tiếp hoặc gián tiếp để tạo nên những tế bào mới. Sự cảm ứng là khả năng thu nhận và phản ứng trước những kích thích vật lí, hóa học của môi trường quanh tế bào.

Ở cơ thể còn non, các tế bào sinh sản nhanh chóng làm cho cơ thể sinh trưởng và phát triển. Ở cơ thể trưởng thành, quá trình này vẫn tiếp tục nhưng thường chậm lại. Trong quá trình sống , nhiều tế bào chết đi và được thay thế bằng các tế bào mới.

Câu hỏi:

1. Kể tên các hoạt động sống xảy ra trong tế bào. Nêu vai trò của mỗi hoạt động sống đó.

2. Nêu mối quan hệ giữa các hoạt động sống trong tế bào. Cho ví dụ minh họa.

Phương pháp giải:

Cơ thể là một thể thống nhất được thể hiện qua:

- Sự thống nhất về cấu trúc và hoạt động sống của cơ thể.

- Sự thống nhất giữa tế bào với cơ thể và môi trường thông qua các hoạt động sống.

Lời giải chi tiết:

1. Các hoạt động sống xảy ra trong tế bào và vai trò của mỗi hoạt động sống đó:

2.

- Nêu mối quan hệ giữa các hoạt động sống trong tế bào: Các hoạt động sống ở tế bào có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, đảm bảo sự thống nhất toàn vẹn cho tế bào tồn tại và phát triển. Trong đó, trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng cung cấp vật chất và năng lượng để tế bào thực hiện các hoạt động sống khác như lớn lên, phân chia, cảm ứng; đồng thời, sự lớn lên, phân chia, cảm ứng cũng có sự ảnh hưởng lẫn nhau và là động lực thúc đẩy sự trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.

- Ví dụ minh họa: Khi chạy bộ, các tế bào cơ hoạt động mạnh để tạo nên sự vận động liên tục của cơ thể. Khi tế bào cơ hoạt động mạnh, nhu cầu năng lượng của tế bào cơ tăng lên kéo theo quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng của tế bào phải tăng lên.

CH tr 76 35.2

Đọc đoạn thông tin sau và trả lời các câu hỏi

Cơ thể sinh vật là một khối thống nhất

Sinh vật đa bào bao gồm rất nhiều cơ quan, hệ cơ quan khác nhau. Mỗi cơ quan đảm nhận một nhiệm vụ riêng nhưng tất cả đều được cấu tạo bằng các tế bào nên tế bào được cọi là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể sống. Các tế bào tồn tại, luôn luôn đổi mới thành phần, lớn lên và phân chia là do thường xuyên được cung cấp các chất dinh dưỡng dưới dạng các hợp chất đơn giản, nhờ đó các tế bào có thể tổng hợp nên những chất phức tạp cho từng cơ quan và cơ thể. Những hợp chất đơn giản này lại là kết quả của quá trình biến đổi những hợp chất phức tạp có trong thành phần thức ăn lấy ở môi trường ngoài. Trong quá trình hoạt động của các tế bào đòi hỏi phải tiêu dùng năng lượng. Nguồn năng lượng này chính là do quá trình phân giải các hợp chất chứa năng lượng có trong thành phần của tế bào cung cấp, nhờ oxygen của không khí bên ngoài đưa tới tận các tế bào. Kết quả của quá trình phân giải, một mặt tạo ra năng lượng, nhưng mặt khác cũng tạo ra các sản phẩm phân hủy, không cần thiết cho cơ thể, thậm chí còn có hại, các chất này sẽ được thải ra ngoài qua các cơ quan bài tiết.

Như vậy, hoạt động của các cơ quan trong cơ thể không biệt lập mà phối hợp, ăn khớp với nhau một cách nhịp nhàng để thực hiện các quá trình sinh lí cơ bản, đó là quá trình trao đổi chất ở phạm vi tế bào, giữa tế bào với môi trường trong cơ thể để đảm bảo cho quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở trong tế bào có thể được thực hiện một cách liên tục. Các quá trình trên thực hiện được nhờ chính sự trao đổi chất với môi trường ngoài thông qua các cơ quan khác nhau (ví dụ ở động vật, đó là các cơ quan như: tiêu hóa, hô hấp, bài tiết và tuần hoàn).

Sự thay đổi hoạt động sống của cơ thể liên quan đến sự tăng, giảm như cầu năng lượng của tế bào, từ đó sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ hoạt động của các cơ quan của cơ thể. Hệ thần kinh có chức năng điều khiển, điều hòa và phối hợp hoạt động của các cơ quan trong cơ thể phù hợp với sự thay đổi hoạt động từng lúc, ở từng nơi, phù hợp với nhu cầu trao đổi chất của cơ thể ở động vật, thực hiện bằng cơ chế phản xạ và có sự tham gia, hỗ trợ của các tuyến nội tiết trong sự điều hòa hoạt động của các cơ quan, đảm bảo cho cơ thể là một khối thống nhất toàn vẹn. Ngoài ra, còn có các cơ quan sinh sản thực hiện chức năng duy trì nòi giống, đảm bảo cho sự tồn tại của loài thông qua quá trình sinh sản.

Câu hỏi:

1. Vì sao nói tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể sống?

2. Trình bày mối quan hệ giữa tế bào và cơ thể.

3. Nêu mối quan hệ giữa cơ thể và môi trường.

4. Chứng minh cơ thể sinh vật là một thể thống nhất.

Phương pháp giải:

Cơ thể là một thể thống nhất được thể hiện qua:

- Sự thống nhất về cấu trúc và hoạt động sống của cơ thể.

- Sự thống nhất giữa tế bào với cơ thể và môi trường thông qua các hoạt động sống.

Lời giải chi tiết:

1. Tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể sống vì:

- Mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ tế bào.

- Tất cả các hoạt động sống ở tế bào là cơ sở cho các hoạt động sống ở cấp độ cơ thể.

2. Mối quan hệ giữa tế bào và cơ thể:

- Tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể sống: Mọi cơ thể sống từ đơn bào đến đa bào đều được cấu tạo từ tế bào. Phần lớn hoạt động sống của cơ thể diễn ra ở tế bào, giúp cơ thể thực hiện các hoạt động sống nhịp nhàng.

- Cơ thể trao đổi các chất với môi trường, sau đó chuyển đến tế bào để thực hiện trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng, giúp tế bào lớn lên, sinh sản, cảm ứng.

3. Mối quan hệ giữa cơ thể và môi trường:

Các hoạt động sống của tế bào và cơ thể được thực hiện được nhờ chính sự trao đổi chất với môi trường ngoài thông qua các cơ quan khác nhau: Nhờ cơ thể lấy chất dinh dưỡng, nước, chất khoáng và O2 từ môi trường mà tế bào thực hiện được thực hiện được quá trình trao đổi chất để lớn lên, sinh sản và cảm ứng, từ đó giúp cơ thể thực hiện được các hoạt động sống. Đồng thời, các sản phẩm thải từ hoạt động của tế bào và cơ thể sẽ được thải ra ngoài môi trường qua các cơ quan bài tiết.

4. Chứng minh cơ thể sinh vật là một thể thống nhất:

- Tất cả các thành phần cấu trúc của tế bào, tế bào, mô, cơ quan, bộ phận trong một cơ thể đều có sự liên quan, phối hợp với nhau để thực hiện các hoạt động sống của cơ thể: Nhờ cơ thể lấy các chất dinh dưỡng, nước, chất khoáng và oxygen từ môi trường mà tế bào thực hiện được quá trình trao đổi chất để lớn lên, sinh sản và cảm ứng, từ đó giúp cơ thể thực hiện được các hoạt động sống.

- Trong cơ thể sinh vật, các hoạt động sống tác động qua lại mật thiết đảm bảo sự thống nhất trong hoạt động của toàn bộ cơ thể như một thể thống nhất: Quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng cung cấp vật chất và năng lượng đảm bảo cho cơ thể sinh trưởng và phát triển, sinh sản và cảm ứng. Ngược lại, các quá trình sinh trưởng, phát triển, sinh sản và cảm ứng có tác động trở lại đối với quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong cơ thể sinh vật.


Cùng chủ đề:

Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 30. Sinh trưởng và phát triển ở thực vật trang 64, 65, 66 Cánh diều
Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 31. Sinh trưởng và phát triển ở động vật trang 67, 68 Cánh diều
Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 32. Khái quát về sinh sản và sinh sản vô tính ở sinh vật trang 68, 69, 70 Cánh diều
Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 33. Sinh sản hữu tính ở sinh vật trang 70, 71 Cánh diều
Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 34. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản và điều khiển sinh sản ở sinh vật trang 72, 73, 74, 75 Cánh diều
Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 35. Sự thống nhất về cấu trúc và các hoạt động sống trong cơ thể sinh vật trang 76, 77 Cánh diều
Giải SBT Khoa học tự nhiên 7Bài 16. Từ trường Trái đất trang 38, 39 Cánh diều
SBT KHTN lớp 7 - Cánh diều - Tin tức SBT KHTN lớp 7 - Cánh diều