Bài 16. Từ trường Trái đất trang 38, 39 SBT Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều
Hoàn thiện các câu trong sơ đồ bằng cách
CH tr 38, 39 16.1
Hoàn thiện các câu trong sơ đồ bằng cách
a) Điền nội dung thích hợp vào những chỗ … có kí hiệu (a), (b), …, (k).
b) Ghép những hình ở bên dưới và những ô vuông thích hợp có các số 1,2 , … 8 trong sơ đồ
Lời giải chi tiết:
a) (a): hai cực khác tên đặt cạnh nhau
(b): được làm từ vật liệu từ
(c): hai cực cùng tên đặt cạnh nhau
(d): theo hướng nam bắc địa lí
(e): không gian xung quanh nam châm có khả năng tác dụng lực từ lên vật được làm từ vật liệu từ đặt trong nó
(g): lực tác dụng của nam châm lên vật được làm từ vật liệu từ đặt trong từ trường của nam châm
(i): hình vẽ trực quan về từ trường (cho biết độ mạnh yếu của từ trường tại các vị trí khác nhau và sự định hướng của kim (hay thanh) nam châm đặt tại mỗi vị trí trong từ trường)
(k): xác định hướng địa lí (trên Trái Đất).
b) 1 – E; 2 – F; 3 – H; 4 – B; 5 – C; 6 – D; 7 – G; 8 – A.
CH tr 39 16.2
Tại sao khi sử dụng la bàn để xác định hướng địa lí thì không để la bàn gần các vật có tính chất từ?
Lời giải chi tiết:
Khi sử dụng la bàn để xác định hướng địa lí thì không để la bàn gần các vật có tính chất từ vì khi để la bàn gần các vật có tính chất từ, kim nam châm ở la bàn và vật có tính chất từ sẽ tác dụng lực lên nhau. Lúc này, ngoài lực tác dụng của thanh nam châm Trái Đất còn có cả lực tác dụng của vật có tính chất từ lên kim nam châm của la bàn. Kết quả là kim nam châm không chỉ đúng hướng địa lí cần xác định.
CH tr 39 16.3
Trái Đất là một thanh nam châm khổng lồ. Hình 16.1 là hình ảnh của một kim nam châm được đặt trong từ trường Trái Đất. Hãy:
a) Xác định cực từ bắc và cực từ nam của thanh nam châm trong hình 16.1. Giải thích cách xác định. Có nhận xét gì về tên cực của thanh nam châm Trái Đất và tên cực từ Trái Đất được quy định (ghi trong hình vẽ).
b) Vẽ chiều của đường sức từ đi qua điểm A và B.
c) Tại mỗi vị trí A và B đặt một kim nam châm. Hãy cho biết lực từ tác dụng lên kim nam châm nào mạnh hơn. Vì sao?
Lời giải chi tiết:
a) Dựa vào định hướng kim nam châm nằm trên đường sức đã cho, ta thấy, cực N của kim nam châm bị cực S của thanh nam châm hút. Từ đó ta xác định được cực của thanh nam châm như hình vẽ.
Nhận xét: Tên cực của thanh nam châm ngược với tên của cực từ Trái Đất được quy định.
b) Chiều của đường sức từ đi ra ở cực nam địa lí và đi vào ở cực bắc địa lí. Chiều đường sức từ đi qua điểm A và B được xác định như hình vẽ:
c) Lực tại điểm điểm A lớn hơn tại điểm B vì điểm A gần cực từ hơn (nên từ trường mạnh hơn).