Giải SBT Khoa học tự nhiên 9 Bài 20. Giới thiệu về hợp chất hữu cơ trang 51, 52, 53 - Chân trời sáng tạo — Không quảng cáo

Giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 9 - Chân trời sáng tạo, SBT KHTN 8 - CTST Chủ đề 7. Hợp chất hữu cơ. Hydrocarbon và nguồn nhiên l


Bài 20. Giới thiệu về hợp chất hữu cơ trang 51, 52, 53 SBT Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo

Cho các hợp chất sau C6H12O6, CH3COOH, H2CO3, CH4, C2H6, CHCl3, CH2Cl2. Các hợp chất trên đều là

20.1

Cho các hợp chất sau C 6 H 12 O 6 , CH 3 COOH, H 2 CO 3 , CH 4 , C 2 H 6 , CHCl 3 , CH 2 Cl 2 . Các hợp chất trên đều là

A. hợp chất vô cơ

B. hợp chất hữu cơ

C. hợp chất chứa carbon

D. Dẫn xuất của hydrocarbon

Phương pháp giải:

Nhận biết đặc điểm chung của hợp chất hữu cơ.

Lời giải chi tiết:

Đáp án B

20.2

Sản phẩm nào sau đây có chứa hợp chất hữu cơ?

A. Phân kali

B. Giấm gạo

C. Đá vôi

D. Muối ăn

Phương pháp giải:

Liên hệ kiến thức hợp chất hữu cơ với đời sống thực tiễn.

Lời giải chi tiết:

Đáp án B. Giấm gạo công thức hóa học CH 3 COOH

20.3

Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Tất cả các hợp chất có chứa nguyên tố carbon đều là hợp chất hữu cơ

B. Các hợp chất hữu cơ, khi cháy đều tạo ra khí carbon dioxide và nước

C. Các chất cấu tạo nên cơ thể sống đều là hợp chất hữu cơ

D. Nguồn lương thực, thực phẩm của con người chủ yếu là các hợp chất hữu cơ

Phương pháp giải:

Liên hệ kiến thức về hợp chất hữu cơ với đời sống.

Lời giải chi tiết:

Đáp án D

20.4

Có các công thức cấu tạo sau:

Các công thức cấu tạo trên biểu diễn cho bao nhiêu hợp chất hữu cơ khác nhau?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Phương pháp giải:

Sử dụng đặc điểm của các hợp chất hữu cơ cơ bản.

Lời giải chi tiết:

(a), (c), (e) biểu diễn cùng 1 hợp chất hữu cơ

(g), (b) biểu diễn cùng 1 hợp chất hữu cơ

Đáp án A

20.5

Công thức cấu tạo cho biết:

A. Số lượng liên kết giữa các nguyên tử trong trong phân tử

B. Các loại liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử

C. Thứ tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử

D. Bản chất liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử

Phương pháp giải:

Sử dụng kiến thức về công thức cấu tạo của hợp chất hữu cơ.

Lời giải chi tiết:

Đáp án D

20.6

Dữ kiện nào sau đây có thể giúp xác định được chất vô cơ hay hữu cơ?

A. Trạng thái (rắn, lỏng, khí)

B. Độ tan trong nước

C. Màu sắc

D. Thành phần nguyên tố

Phương pháp giải:

Dựa vào cấu tạo của hợp chất hữu cơ.

Lời giải chi tiết:

Đáp án D

20.7

Các hợp chất hữu cơ thường có đặc điểm chung sau:

(a) Thành phần nguyên tố chủ yếu là carbon và thường có hydrogen

(b) Ngoài nguyên tố carbon và hydrogen, có thể có thêm nguyên tố khác như chlorine, nitrogen, oxygen

(c) Liên kết hóa học chủ yếu trong phân tử là liên kết cộng hóa trị

(d) Liên kết hóa học chủ yếu trong phân tử là liên kết ion

(e) Dễ bay hơi, khó cháy

(g) Dễ cháy và sản phẩm cháy luôn tạo ra carbon dioxide

Dãy các đặc điểm đúng là

A. (d), (e), (g)                             B. (a), (b), (c)

C. (a), (b), (c), (g)                       D. (b), (d), (g)

Phương pháp giải:

Dựa vào đặc điểm của hợp chất hữu cơ.

Lời giải chi tiết:

(a) đúng

(b) đúng

(c) đúng

(d) sai, liên kết hóa học chủ yếu trong phân tử là liên kết cộng hóa trị.

(e) sai, dễ bay hơi, dễ cháy.

(g) đúng

Đáp án C

20.8

Cho các nhận xét sau

(a) Hợp chất hữu cơ có ở xung quanh ta

(b) Hợp chất hữu cơ là hợp chất của carbon

(c) Khi đốt cháy các hợp chất hữu cơ đều tạo ra CO 2

(d) Đốt cháy hợp chất hữu cơ luôn thu được CO 2 và H 2 O

Số phát biểu đúng là

A.1                           B.2                        C.3                       D.4

Phương pháp giải:

Liên hệ khái niệm và tính chất của hợp chất hữu cơ.

Lời giải chi tiết:

(a) đúng

(b) sai, hợp chất hữu cơ là hợp chất của carbon trừ một số hợp chất của vô cơ.

(c) đúng

(d) sai, đốt cháy hợp chất hữu cơ luôn thu được CO2.

Đáp án B

20.9

Cho các mẫu chất sau:

- Đất đèn có thành phần chính là calcium carbide, có nhiều ứng dụng như sản xuất đèn xì acetylene, làm trái cây nhanh chín, ...

- Phân urea là một loại phân bón dùng để cung cấp chất đạm cho cây trồng, có công thức hóa học là (NH 2 ) 2 CO

- Mật ong có chứa nhiều fructose, có công thức hóa học là C 6 H 12 O 6 , được dùng để tạo vị ngọt cho một số thực phẩm, đồ uống, ....

- Hydrocyanic acid có công thức hóa học là HCN, được dùng nhiều trong các ngành công nghiệp như sản xuất thuốc trừ sâu, phẩm nhuộm, ....

Trong các chất sau: calcium carbide, phân urea, fructose, hydrocyanic acid, có bao nhiêu chất thuộc loại hợp chất hữu cơ?

A.1                           B.2                        C.3                       D.4

Phương pháp giải:

Dựa vào khái niệm của hợp chất hữu cơ

Lời giải chi tiết:

Fructose và phân urea là hợp chất hữu cơ.

Đáp án B

20.10

Cho các phát biểu sau:

(a) Phân urea là hợp chất hữu cơ, có nhiều trong thành phần nước tiểu của động vật có vú

(b) Các chất cấu tạo nên cơ thể sống có thành phần chủ yếu là hợp chất hữu cơ

(c) Hợp chất hữu cơ nhất thiết phải có carbon và hydrogen

(d) Trong nhiều bộ phận của cơ thể sống đều có hợp chất hữu cơ

(e) Trong nước ép của nhiều loại quả (dưa hấu, táo, bơ, ...) đều chứa hợp chất hữu cơ.

Số phát biểu đúng là:

A.2                           B.3                        C.4                       D.5

Phương pháp giải:

Liên hệ tính chất và ứng dụng của các hydrocarbon.

Lời giải chi tiết:

(a) đúng

(b) đúng

(c) sai vì chỉ nhất thiết có C.

(d) đúng

(e) đúng

Đáp án C

20.11

(a) đúng

(b) đúng

(c) sai vì chỉ nhất thiết có C.

(d) đúng

(e) đúng

Đáp án C

Phương pháp giải:

Dựa vào khái niệm hợp chất hữu cơ.

Lời giải chi tiết:

a) sai

b) đúng

c) đúng

d) sai

20.12

Hóa học hữu cơ là

a) ngành hóa học chuyên nghiên cứu các hợp chất có trong tự nhiên

b) ngành hóa học chuyên nghiên cứu các hợp chất của carbon

c) ngành hóa học chuyên nghiên cứu về các hợp chất hữu cơ

d) ngành hóa học chuyên nghiên cứu các chất trong cơ thể sống.

Trong các định nghĩa trên, định nghĩa nào đúng, định nghĩa nào sai?

Phương pháp giải:

Dựa vào khái niệm về hóa học hữu cơ

Lời giải chi tiết:

a) sai vì trong tự nhiên có cả hợp chất vô cơ

b) sai vì hợp chất của C có cả hợp chất vô cơ

c) đúng

d) sai, ngành hóa học chuyên nghiên cứu về các vật chất trong đời sống.

20.13

Nhận định nào đúng, nhận định nào sai khi nói về dẫn xuất hydrocarbon trong các nhận định sau đây

Dẫn xuất của hydrocarbon là hợp chất hữu cơ có đặc điểm:

a) có từ 3 nguyên tố trở lên

b) gồm nguyên tố carbon và hai hay nhiều nguyên tố khác

c) gồm nguyên tố carbon và chlorine

d) sản phẩm đốt cháy luôn có CO 2 , H 2 O và chất khác

Phương pháp giải:

Dựa vào những đặc điểm hợp chất hữu cơ.

Lời giải chi tiết:

a) sai, có từ 2 nguyên tố trở lên.

b) sai, gồm nguyên tố carbon và một hay nhiều nguyên tố khác.

c) sai, gồm carbon và một nguyên tố khác.

d) sai, có thể không sinh ra nước.

20.14

Định nghĩa nào dúng, định nghĩa nào sai trong các định nghĩa sau đây?

a) Hợp chất hữu cơ là hợp chất của oxygen với một nguyên tố hóa học khác

b) Hợp chất hữu cơ là các hợp chất chứa carbon, hydrogen và oxygen

c) Hợp chất hữu cơ chỉ là những hợp chất chứa carbon và hydrogen

d) Hợp chất hữu cơ là hợp chất của carbon (trừ CO, CO 2 , H 2 CO 3 , các muối carbonate, kim loại, .... )

Phương pháp giải:

Liên hệ định nghĩa của hợp chất hữu cơ

Lời giải chi tiết:

a) sai, hợp chất hữu cơ là hợp chất của carbon

b) sai, hợp chất hữu cơ là hợp chất của carbon.

c) sai, hợp chất hữu cơ là hợp chất của carbon.

d) đúng

20.15

Phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai trong các phát biểu sau đây?

a) Các nguyên tử carbon trong hợp chất hữu cơ liên kết với nhau có thể tạo thành mạch nhánh, mạch không phân nhánh, mạch vòng

b) Khí thiên nhiên có thành phần chỉ gồm các hợp chất hữu cơ

c) Thành phần của giấm ăn gồm chất vô cơ và dẫn xuất của hydrocarbon

d) Xăng, dầu có thành phần chủ yếu là các hydrocarbon

Phương pháp giải:

Liên hệ định nghĩa của hợp chất hữu cơ

Lời giải chi tiết:

a) đúng

b) sai, khí thiên nhiên bao gồm cả hợp chất hữu cơ và hợp chất vô cơ

c) sai, sai, thành phần của giấm ăn là dẫn xuất của hydrocarbon.

d) đúng

20.16

Camphor (có trong cây long não) là một chất rắn kết tinh màu trắng gần như trong suốt giống như sáp với mùi thơm đặc trưng, thường được dùng trong y học. Biết camphor có công thức phân tử tổng quát là CxHyO và có 10,53% oxygen về khối lượng. Khối lượng phân tử của camphor bằng bao nhiêu amu?

Phương pháp giải:

Dựa vào % nguyên tố trong camphor.

Lời giải chi tiết:

Ta có: %O = \(\frac{{16}}{{{M_{camphor}}}} = 10,53\%  \to {M_{camphor}} = \frac{{16}}{{10,53\% }} = 152{\rm{a}}mu\)

20.17

Eugenol là thành phần chính trong tinh dầu đinh hương hoặc tinh dầu hương nhu. Chất này được sử dụng là chất diệt nấm, dẫn dụ côn trùng. Biết eugenol là dẫn xuất của hydrocarbon, có khối lượng phân tử bằng 164 amu, có 73,17% carbon về khối lượng, còn lại là hydrogen và oxygen. Hãy cho biết một phân tử eugenol có chứa bao nhiêu nguyên tử carbon.

Phương pháp giải:

Dựa vào % nguyên tố trong eugenol.

Lời giải chi tiết:

Đặt CTPT của Eugenol là C x H y O z

%C = \(\frac{{12.x}}{{164}}.100 = 73,17\%  \to x = 10\)

Vậy Eugenol có 10 C

20.18

Aniline là một hợp chất quan trọng trong công nghiệp phẩm nhuộm, sản xuất polymer, có phân tử khối bằng 93 amu. Kết quả phân tích theo khối lượng nguyên tố trong phân tử aniline như sau: 77,42% carbon; 7,53% hydrogen; còn lại là nitrogen. Công thức phân tử của aniline có bao nhiêu nguyên tử nitrogen?

Phương pháp giải:

Dựa vào % nguyên tố

Lời giải chi tiết:

CTPT của aniline là: C x H y N z

%N = 100% - %C - %H = 100% - 77,42% = 7,53% = 15,05%

%N = \(\frac{{14.z}}{{93}}.100 = 7,53\%  \to z = 1\)

Vậy aniline có 1 nguyên tử N

20.19

Gas đun nấu thường chứa C 3 H 8 và C 4 H 10 hóa lỏng theo tỉ lệ thể tích tương ứng 3:1. Giả sử bình gas nói trên chứa 12kg gas hóa lỏng (đkc) sẽ có bao nhiêu kg C 3 H 8 ?

Phương pháp giải:

Dựa vào tỉ lệ thể tích tương ứng của khí trong bình gas.

Lời giải chi tiết:

Gọi số mol C 4 H 10 là a mol; số mol C 3 H 8 là 3a mol

Khối lượng khí gas hóa lỏng là: m C3H8 + m C4H10 = 3a.44 + a.58 = 12.10 3 (g)

\( \to \)a = 63,157 mol

m C3H8 = 63,157.44.10 -3 = 8,34kg

20.20

Safrol là một chất có trong tinh dầu xá xị (hay gù hương), được dùng làm hương liệu trong thực phẩm. Kết quả phân tích nguyên tố cho thấy thành phần phần trăm về khối lượng các nguyên tố carbon, hydrogen và oxygen có trong safrol lần lượt là 74,07%; 6,18% và 19,75%. Biết một phân tử safrol có chứa 2 nguyên tử oxygen. Hãy cho biết 0,25 mol safrol nặng bao nhiêu gam?

Phương pháp giải:

Dựa vào % khối lượng các nguyên tố.

Lời giải chi tiết:

%O = \(\frac{{2.16}}{{{M_{{\rm{sa}}fol}}}}.100 = 19,75\%  \to {M_{{\rm{sa}}fol}} = 162{\rm{a}}mu\)

0,25 mol safrol nặng số gam là: 0,25.162 = 40,5g

20.21

Hãy cho biết vai trò của một số hợp chất hữu cơ thường được sử dụng trong đời sống.

Phương pháp giải:

Dựa vào ứng dụng của một số hợp chất hữu cơ.

Lời giải chi tiết:

Giấm ăn được sử dụng làm gia vị; chất dẻo được ứng dụng làm vật dụng gia dụng.

20.22

A là dẫn xuất của hydrocarbon chứa 3 nguyên tố, trong đó có 38,38% chlorine; 9,73% hydrogen về khối lượng. Biết A có nhiều ứng dụng trong đời sống như sản xuất thuốc diệt cỏ, sử dụng trong ngành dược phẩm, ...; A có khối lượng phân tử bằng 92,5 amu. Xác định công thức hóa học và cho biết thêm một số ứng dụng khác của A.

Phương pháp giải:

Dựa vào % khối lượng các nguyên tố.

Lời giải chi tiết:

%C = 100% – 38,38% - 9,73% = 51,89%

Số nguyên tử carbon = \(\frac{{92,5.51,89\% }}{{12}} = 4\)

Số nguyên tử hydrogen = \(\frac{{92,5.9,73\% }}{1} = 9\)

Số nguyên tử chlorine = \(\frac{{92,5.38,38\% }}{{35,5}} = 1\)

Công thức hóa học là: C 4 H 9 Cl

Một số ứng dụng của A: được sử dụng làm dung môi trong một số ngành công nghiệp như ngành sơ, mực in,…Ngoài ra, A còn được sử dụng làm phim bảo vệ bề mặt kim loại trước các tác động của môi trường như ăn mòn và bị oxi hóa.

20.23

Hợp chất hữu cơ B chỉ chứa carbon, hydrogen và có khối lượng phân tử bằng 72 amu; biết carbon chiếm 83,33% khối lượng. Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo thu gọn và nêu một số ứng dụng của B mà em biết.

Phương pháp giải:

Dựa vào % khối lượng các nguyên tố.

Lời giải chi tiết:

%H = 100% - 83,33% = 16,67%

Số nguyên hydrogen = \(\frac{{72.16,67\% }}{1} = 12\)

Số nguyên tử carbon =\(\frac{{72.83,33\% }}{{12}} = 5\)

Công thức phân tử của B là: C 5 H 12

Công thức cấu tạo thu gọn của B là:

(1) CH 3 – CH 2 – CH 2 – CH 2 – CH 3 : pentane được sử dụng làm dung môi trong các quy trình công nghiệp hóa học và dược phẩm

(2) CH 3 – CH(CH 3 ) – CH 2 – CH 3 : isopentane được sử dụng trong công nghiệp đầu mỏ và xăng để tăng chất lượng nhiên liệu và làm tăng chỉ số octane

(3) C(CH 3 ) 4 : neopentane được sử dụng trong nghiên cứu hóa học và có thể dùng làm dung môi hoặc chất chống nhũ tương trong một số sản phẩm

Ứng dụng: làm dung môi, làm nhiên liệu

20.24

X là hợp chất hữu cơ có khối lượng phân tử bằng 92 amu, có nhiều ứng dụng trong đời sống. Trong dược phẩm, X dùng để bào chế thuốc ho, thuốc trợ tim, ... Biết X có 39,13%C; 8,69%H; còn lại là oxygen. Xác định công thức phân tử của X

Phương pháp giải:

Dựa vào % khối lượng nguyên tố.

Lời giải chi tiết:

%O = 100% - 39,13% - 8,69% = 52,18%

Số nguyên tử hydrogen = \(\frac{{92.8,69\% }}{1} = 8\)

Số nguyên tử oxygen = \(\frac{{92.52,18\% }}{{16}} = 3\)

Số nguyên tử carbon = \(\frac{{92.39,13\% }}{{12}} = 3\)

Công thức phân tử của X là: C 3 H 8 O 3

20.25

Hợp chất hữu cơ Y gồm ba nguyên tố, có khối lượng phân tử bằng 46 amu. Phần trăm khối lượng của oxygen và hydrogen trong Y lần lượt là 34,78% và 13,04%.

a) Xác định công thức phân tử của Y.

b) Viết các công thức cấu tạo có thể có của Y và cho biết một số ứng dụng của mỗi công thức cấu tạo bằng việc tìm hiểu qua internet, sách, báo,…

Phương pháp giải:

Dựa vào % khối lượng các nguyên tố.

Lời giải chi tiết:

a) %C = 100% - 34,78% - 13,04% = 52,18%

Số nguyên tử carbon = \(\frac{{46.52,18\% }}{{12}} = 2\)

Số nguyên tử hydrogen = \(\frac{{46.13,04\% }}{1} = 6\)

Số nguyên tử oxygen = \(\frac{{46.34,78\% }}{{16}} = 1\)

Công thức phân tử của Y là: C 2 H 6 O

b) Công thức cấu tạo của Y là

(1) CH 3 – CH 2 – OH : dùng làm dung môi trong công nghiệp dược phẩm, nước hoa, in ấn, sơn, dệt may,…

(2) CH 3 – O – CH 3 : bào chế thuốc gây mê dùng trong phẫu thuật, làm dung môi trong phòng thí nghiệm,…


Cùng chủ đề:

Giải SBT Khoa học tự nhiên 9 Bài 15. Năng lượng tái tạo trang 39, 40, 41 - Chân trời sáng tạo
Giải SBT Khoa học tự nhiên 9 Bài 16. Tính chất chung của kim loại trang 43, 44 - Chân trời sáng tạo
Giải SBT Khoa học tự nhiên 9 Bài 17. Dãy hoạt động hóa học của kim loại. Một số phương pháp tách kim loại trang 45, 46 - Chân trời sáng tạo
Giải SBT Khoa học tự nhiên 9 Bài 18. Giới thiệu về hợp kim trang 47, 48 - Chân trời sáng tạo
Giải SBT Khoa học tự nhiên 9 Bài 19. Sự khác nhau cơ bản giữa phi kim và kim loại trang 49, 50 - Chân trời sáng tạo
Giải SBT Khoa học tự nhiên 9 Bài 20. Giới thiệu về hợp chất hữu cơ trang 51, 52, 53 - Chân trời sáng tạo
Giải SBT Khoa học tự nhiên 9 Bài 21. Alkane trang 55, 56, 57 - Chân trời sáng tạo
Giải SBT Khoa học tự nhiên 9 Bài 22. Alkene trang 59, 60 - Chân trời sáng tạo
Giải SBT Khoa học tự nhiên 9 Bài 23. Nguồn nhiên liệu trang 61, 62, 63 - Chân trời sáng tạo
Giải SBT Khoa học tự nhiên 9 Bài 35. Khái quát về di truyền học trang 96 - Chân trời sáng tạo
Giải SBT Khoa học tự nhiên 9 Bài 36. Các quy luật di truyền của Mendel trang 97, 98, 99 - Chân trời sáng tạo