Giải SBT Sinh học 11 Bài 25. Thực hành: Nhân giống vô tính và thụ phấn ở thực vật trang 84 - Chân trời sáng tạo — Không quảng cáo

Giải SBT Sinh học 11 - Chân trời sáng tạo Chương 4. Sinh sản ở sinh vật


Bài 25. Thực hành: Nhân giống vô tính và thụ phấn ở thực vật trang 84 SBT Sinh học 11 Chân trời sáng tạo

Khi giâm cành sắn (cây khoai mì), những cách làm nào sau đây là phù hợp?

25.1

Khi giâm cành sắn (cây khoai mì), những cách làm nào sau đây là phù hợp?

(1) Chọn đoạn thân có chiều dài 15 – 20 cm, chứa 4 – 6 mắt. Cắm đoạn thân xuống đất theo đúng chiều mọc của cây.

(2) Giâm phía gốc hoặc phía ngọn của đoạn thân không chứa mắt xuống đất.

(3) Cắm đoạn thân chứa 4 – 6 mắt xuống đất theo chiều: phần gốc xuống dưới, phần ngọn lên trên.

(4) Cắt bớt lá ở ngọn và giâm phía ngọn xuống đất.

A. (1), (3).

B. (2), (3).

C. (1), (4).

D. (2), (4).

Phương pháp giải:

Khi giâm cành sắn (cây khoai mì), những cách làm phù hợp là:

(1) Chọn đoạn thân có chiều dài 15 – 20 cm, chứa 4 – 6 mắt. Cắm đoạn thân xuống đất theo đúng chiều mọc của cây.

(3) Cắm đoạn thân chứa 4 – 6 mắt xuống đất theo chiều: phần gốc xuống dưới, phần ngọn lên trên.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: A

25.2

Để kích thích cành chiết ra rễ, người ta dùng loại hormone nhân tạo nào sau đây?

A. Cytokinin.

B. Auxin.

C. Abscisic acid.

D. Gibberellin.

Phương pháp giải:

Auxin (IAA) có tác dụng kích thích sự hình thành rễ bên và rễ phụ → Để kích thích cành chiết ra rễ, người ta dùng loại hormone nhân tạo là auxin.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: B

25.3

Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ việc chiết cành thành công?

(1) Ra rễ phụ ở mép trên của phần khoanh vỏ bị cắt.

(2) Khoanh vỏ bị cắt liền lại và không có rễ phụ.

(3) Cành chiết rụng lá.

(4) Cành chiết tươi tốt.

A. (1), (2).

B. (2), (4).

C. (2), (3).

D. (1), (4).

Phương pháp giải:

Biểu hiện chứng tỏ việc chiết cành thành công là:

(1) Ra rễ phụ ở mép trên của phần khoanh vỏ bị cắt.

(4) Cành chiết tươi tốt.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: D

25.4

Nên thực hiện việc chiết cành ở cây ăn quả vào mùa nào trong năm?

A. Mùa xuân và mùa hè.

B. Mùa xuân và mùa thu.

C. Mùa hè và mùa thu.

C. Mùa thu và mùa đông.

Phương pháp giải:

Nên thực hiện việc chiết cành ở cây ăn quả vào mùa xuân và mùa thu – khi mà thời tiết thuận lợi (nhiệt độ ôn hoà, lượng mưa nhiều,…) cho các cây trồng đâm chồi nảy lộc.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: B

25.5

Nên thụ phấn cho hoa vào thời điểm nào trong ngày?

A. Buổi sáng.

B. Buổi trưa.

C. Buổi chiều.

D. Buổi tối.

Phương pháp giải:

Thời gian cây ra hoa gặp lúc khô hạn, nắng nóng thì tỉ lệ thụ phấn, thụ tinh rất thấp do hạt phấn bị mất sức nảy mầm trước khi được rơi vào vòi nhuỵ cái → Nên thụ phấn cho hoa vào thời điểm buổi sáng – khi thời tiết mát mẻ nhất trong ngày.

Lời giải chi tiết:

Đáp án đúng là: A

25.6

Hãy kể tên một số loài cây có thể nhân giống bằng cách giâm, chiết, ghép cành ở địa phương em.

Phương pháp giải:

Quan sát tại địa phương

Lời giải chi tiết:

- Một số cây nhân giống bằng giâm cành: khoai lang, sắn, mía, rau ngót,...

- Một số cây nhân giống bằng chiết cành: cam, chanh, bưởi, vú sữa,...

- Một số cây nhân giống bằng ghép mắt, ghép cành: hoa hồng, hoa giấy, nhãn, mãng cầu xiêm, cam, bưởi,...

25.7

Bạn A cắt một đoạn thân không chứa mắt của dây khoai lang và cắm vào đất. Sau một thời gian, đoạn thân này bị héo và thối. Hãy giải thích tại sao.

Phương pháp giải:

Phần thân không chứa mắt của dây khoai lang.

Lời giải chi tiết:

Phần thân không chứa mắt của dây khoai lang → không có chứa mô phân sinh → không thể mọc rễ → đoạn thân này bị héo và thối.

25.8

Hãy giải thích vì sao khi giâm cành, người dân thường cắt bớt lá.

Phương pháp giải:

Lá gây thoát hơi nước

Lời giải chi tiết:

Việc cắt bớt lá khi giâm cành để giảm sự thoát hơi nước trong khi đoạn thân chưa ra rễ để hút nước.

25.9

Khi chiết cành, nên chọn cành chiết như thế nào để đảm bảo tạo ra được giống tốt?

Phương pháp giải:

Lý thuyết chiết cành.

Lời giải chi tiết:

Khi chiết cành, nên chọn cành chiết khoẻ, không sâu bệnh, không quá già hoặc quá non, chọn cành ở phía gần ngọn cây,...

25.10

Hãy thực hành ghép cành (ít nhất thực hiện hai cách ghép) và chia sẻ kết quả ghép cành với giáo viên và các bạn.

Phương pháp giải:

HS tự thực hiện

Lời giải chi tiết:

HS tiến hành ghép cành và ghi lại kết quả thực hành ghép cành theo mẫu gợi ý sau:

TT

Cách ghép

Loại cây

Số lượng cành ghép

Thời gian tiến hành

Kết quả

1

2


Cùng chủ đề:

Giải SBT Sinh học 11 Bài 20. Sinh trưởng và phát triển ở thực vật trang 71, 72 - Chân trời sáng tạo
Giải SBT Sinh học 11 Bài 21. Sinh trưởng và phát triển ở động vật trang 73, 74 - Chân trời sáng tạo
Giải SBT Sinh học 11 Bài 22. Thực hành: Quan sát sự sinh trưởng và phát triển ở sinh vật trang 75, 76, 77 - Chân trời sáng tạo
Giải SBT Sinh học 11 Bài 23. Khái quát về sinh sản ở sinh vật trang 78, 79, 80 - Chân trời sáng tạo
Giải SBT Sinh học 11 Bài 24. Sinh sản ở thực vật trang 81, 82, 83 - Chân trời sáng tạo
Giải SBT Sinh học 11 Bài 25. Thực hành: Nhân giống vô tính và thụ phấn ở thực vật trang 84 - Chân trời sáng tạo
Giải SBT Sinh học 11 Bài 26. Sinh sản ở động vật trang 85 - Chân trời sáng tạo
Giải SBT Sinh học 11 Bài 27. Cơ thể sinh vật là một hệ thống mở và tự điều chỉnh trang 87, 88 - Chân trời sáng tạo
Giải SBT Sinh học 11 Bài 28. Một số ngành nghề liên quan đến sinh học cơ thể trang 89 - Chân trời sáng tạo
Giải SBT Sinh học 11 Ôn tập chương 1 trang 45, 46 - Chân trời sáng tạo
Giải SBT Sinh học 11 Ôn tập chương 2 trang 67, 68 - Chân trời sáng tạo