Giải Toán lớp 5 Bài 73. Thể tích hình hộp chữ nhật - Chân trời sáng tạo — Không quảng cáo

Toán lớp 5, giải bài tập SGK toán lớp 5 chân trời sáng tạo Chủ đề 6. Hình hộp chữ nhật. Hình lập phương. Hình trụ


Toán lớp 5 Bài 73. Thể tích hình hộp chữ nhật - SGK chân trời sáng tạo

Tính thể tích hình hộp chữ nhật có chiều dài a, chiều rộng b và chiều cao c. Số đo? Số? Tính thể tích của khối gỗ có dạng như hình bên Bạn Thủy xếp sách vào một cái hộp trống có dạng hình hộp chữ nhật. Các hình hộp chữ nhật A, B, C được đặt ở các vị trí khác nhau như hình dưới đây. Với mỗi hình: Số?

Thực hành Câu 1

Trả lời câu hỏi 1 trang 43 SGK Toán 5 Chân trời sáng tạo

Tính thể tích hình hộp chữ nhật có chiều dài a, chiều rộng b và chiều cao c.

a) a = 10 cm; b = 5 cm; c = 7 cm.

b) a = 12 m; b = 8 m; c = $\frac{{15}}{2}$m

c) a = 0,6 dm; b = 0,25 dm; c = 4 cm

Phương pháp giải:

Muốn tính thể tích hình hộp chữ nhật, ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng rồi nhân với chiều cao (cùng đơn vị đo).

Lời giải chi tiết:

a) Thể tích hình hộp chữ nhật là: 10 x 5 x 7 = 350 (cm 3 )

b) Thể tích hình hộp chữ nhật là: 12 x 8 x $\frac{{15}}{2}$ = 720 (m 3 )

c) Đổi 4 cm = 0,4 dm

Thể tích hình hộp chữ nhật là: 0,6 x 0,25 x 0,4 = 0,06 (dm 3 )

Thực hành Câu 2

Trả lời câu hỏi 2 trang 43 SGK Toán 5 Chân trời sáng tạo

Số đo?

Một hình hộp chữ nhật có thể tích 72,9 cm 3 , chiều dài 6 cm và chiều rộng 4,5 cm. Chiều cao của hình hộp chữ nhật đó là . ? .

Phương pháp giải:

Chiều cao của hình hộp chữ nhật = thể tích : chiều dài : chiều rộng

Lời giải chi tiết:

Chiều cao của hình hộp chữ nhật là:

72,9 : 6 : 4,5 = 2,7 (cm 3 )

Chiều cao của hình hộp chữ nhật đó là 2,7 cm 3

Luyện tập Câu 1

Trả lời câu hỏi 1 trang 44 SGK Toán 5 Chân trời sáng tạo

Số?

Thể tích của hình bên là .?. m 3

Phương pháp giải:

- Bước 1: Tìm thể tích của một hình hộp chữ nhật nhỏ

- Bước 2: Thể tích của hình bên = thể tích của một hình hộp chữ nhật nhỏ x số hình lập phương nhỏ có ở

Lời giải chi tiết:

Thể tích của một hình hộp chữ nhật nhỏ là:

4 x 4 x 2 = 32 (m 3 )

Mà hình bên có 3 hình hộp chữ nhật nhỏ, nên:

Thể tích của hình bên là:

32 x 3 = 96 (m 3 )

Đáp số: 96 m 3

Luyện tập Câu 2

Trả lời câu hỏi 2 trang 44 SGK Toán 5 Chân trời sáng tạo

Tính thể tích của khối gỗ có dạng như hình bên.

Phương pháp giải:

Chia khối gỗ làm hai hình hộp chữ nhật nhỏ: hình (1) và hình (2)

- Tính thể tích của hình hộp chữ nhật (1) và hình hộp chữ nhật (2)

- Thể tích khối gỗ = thể tích của hình hộp chữ nhật (1) + thể tích của hình hộp chữ nhật (2)

Lời giải chi tiết:

Chia khối gỗ làm hai hình hộp chữ nhật nhỏ như sau:

Thể tích của hình hộp chữ nhật (1) là:

12 x 6 x 8 = 576 (cm 3 )

Chiều dài của hình hộp chữ nhật (2) là:

20 – 12 = 8 (cm)

Thể tích của hình hộp chữ nhật (2)  là:

8 x 6 x 12 = 576 (cm 3 )

Thể tích  của khối  gỗ là:

576 + 576 = 1 152 (cm 3 )

Đáp số: 1 152 cm 3

Luyện tập Câu 3

Trả lời câu hỏi 3 trang 44 SGK Toán 5 Chân trời sáng tạo

Bạn Thủy xếp sách vào một cái hộp trống có dạng hình hộp chữ nhật. Kích thước của hộp là 0,5 m; 0,4 m và 0,6 m. Sách trong hộp chiếm 30% thể tích hộp. Hỏi trong hộp còn bao nhiêu mét khối để có thể xếp thêm sách?

(Biết bề dày của vỏ hộp và khe giữa các quyển sách không đáng kể.)

Phương pháp giải:

Bước 1: Thể tích của hộp = chiều dài x chiều rộng x chiều cao

Bước 2: Thể tích của sách = thể tích của hộp x số phần trăm sách chiếm trong hộp

Bước 3: Trong hộp còn số mét khối để có thể xếp thêm sách = thể tích của hộp – thể tích của sách

Lời giải chi tiết:

Thể tích của hộp là:

0,5 x 0,4 x 0,6 = 0,12 (m 3 )

Thể tích của sách là:

0,12 x 30% = 0,036 (m 3 )

Trong hộp còn số mét khối để có thể xếp thêm sách là:

0,12 – 0,036 = 0,084 (m 3 )

Đáp số: 0,084 m 3

Khám phá

Trả lời câu hỏi Khám phá trang 44 SGK Toán 5 Chân trời sáng tạo

Các hình hộp chữ nhật A, B, C được đặt ở các vị trí khác nhau như hình dưới đây. Với mỗi hình:

- Hãy nêu chiều dài, chiều rộng, chiều cao và viết biểu thức tính thể tích.

- Thể tích của ba hình này có bằng nhau không?

Phương pháp giải:

Xác định chiều dài, chiều rộng, chiều cao và biểu thức tính thể tích ở mỗi hình.

Lời giải chi tiết:

Hình A

Hình B

Hình C

Chiều dài

4 cm

6 cm

6 cm

Chiều rộng

2 cm

2 cm

4 cm

Chiều cao

6 cm

4 cm

2 cm

Biểu thức tính thể tích

4 x 2 x 6

6 x 2 x 4

6 x 4 x 2

- Thể tích của hình A là: 4 x 2 x 6 = 48 (cm 3 )

- Thể tích của hình B là: 6 x 2 x 4 = 48 (cm 3 )

- Thể tích của hình C là: 6 x 4 x 2 = 48 (cm 3 )

Vậy thể tích của ba hình này bằng nhau

Thử thách

Trả lời câu hỏi Thử thách trang 44 SGK Toán 5 Chân trời sáng tạo

Số?

Thể tích của hòn đá nằm trong bể nước theo hình dưới đây là .?. cm 3

Phương pháp giải:

- Tính thế tích nước trong bể khi không có tảng đá.

- Tính thể tích nước trong bể khi có tảng đá.

- Thể tích tảng đá = thể tích nước trong bể khi có đá – thể tích nước trong bể khi không có đá.

Lời giải chi tiết:

Thể tích nước trong bể khi không có tảng đá là:

10 x 10 x 4,5 = 450 (cm 3 )

Thể  tích nước trong bể khi có tảng đá là:

10 x 10 x 7,5 = 750 (cm 3 )

Thể tích tảng đá  là:

750 – 450 = 300 (cm 3 )

Đáp số: 300 cm 3


Cùng chủ đề:

Giải Toán lớp 5 Bài 68. Em làm được những gì? - Chân trời sáng tạo
Giải Toán lớp 5 Bài 69. Thể tích của một hình - Chân trời sáng tạo
Giải Toán lớp 5 Bài 70. Xăng - Ti - Mét khối - Chân trời sáng tạo
Giải Toán lớp 5 Bài 71. Đề - Xi - Mét khối - Chân trời sáng tạo
Giải Toán lớp 5 Bài 72. Mét khối - Chân trời sáng tạo
Giải Toán lớp 5 Bài 73. Thể tích hình hộp chữ nhật - Chân trời sáng tạo
Giải Toán lớp 5 Bài 74. Thể tích hình lập phương - Chân trời sáng tạo
Giải Toán lớp 5 Bài 75. Em làm được những gì? - Chân trời sáng tạo
Giải Toán lớp 5 Bài 86. Em làm được những gì - Chân trời sáng tạo
Giải Toán lớp 5 Bài 87. Ôn tập số tự nhiên - Chân trời sáng tạo
Giải Toán lớp 5 Bài 88. Ôn tập phân số - Chân trời sáng tạo