Giải VBT ngữ văn 6 bài Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự
Giải câu 1, 2 bài Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự trang 41 VBT ngữ văn 6 tập 1.
Câu 1
Câu 1 (trang 41 VBT Ngữ văn 6, tập 1):
Đọc truyện Phần thưởng trong SGK và trả lời các câu hỏi:
a) Chủ đề của truyện này nhằm biểu dương và chế giễu điều gì? Sự việc nào thể hiện tập trung cho chủ đề? Hãy gạch chân dưới những câu văn thể hiện sự việc đó.
b) Hãy chỉ ra ba phần: mở bài, thân bài, kết bài.
c) Truyện này với truyện Tuệ Tĩnh có gì giống nhau về bố cục và khác nhau về chủ đề?
d) Sự việc trong thân bài thú vị ở chỗ nào?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ phần Ghi nhớ (SGK, tr.45) để làm bài. Câu hỏi đã cụ thể hóa chủ đề bằng “biểu dương điều gì”. Trong kể chuyện, chủ đề biểu đạt qua sự việc mà nhân vật làm, vì thế cần nhận ra sự việc có ý nghĩa đó.
Lời giải chi tiết:
a. Chủ đề của truyện:
- Biểu dương những người thật thà, ngay thẳng.
- Chế giễu những kẻ tham lam, lọc lõi, ham lợi.
Sự việc thể hiện tập trung cho chủ đề:
- Sự việc thể hiện chủ đề biểu dương là: người nông dân nhặt được viên ngọc quý muốn đem dâng tiến vua, vua thưởng cho người nông dân một nghìn rúp.
- Sự việc thể hiện chủ đề chế giễu là: người nông dân xin được ban thương 50 roi và chia cho tên quan 25 roi, nhà vua đuổi tên cận thần ra.
b. Ba phần của truyện là:
+ Mở bài từ "Một người nông dân" đến "dâng tiến nhà vua".
+ Thân bài từ "Ông ta tìm đến" đến "hai mươi nhăm roi".
+ Kết bài từ "Nhà vua bật cười" đến "một nghìn rúp".
c. So sánh truyện Phần thưởng với truyện về Tuệ Tĩnh
d. Sự việc trong thân bài thú vị ở chỗ sự việc ấy mang tính bất ngờ: người nông dân xin được ban thưởng 50 roi.
Câu 2
Câu 2 (trang 43 VBT Ngữ văn 6, tập 1):
Đọc lại truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh và Sự tích Hồ Gươm xem cách mở bài đã giới thiệu rõ câu chuyện sắp xảy ra chưa và kết thúc bài đã kết thúc câu chuyện như thế nào?
Phương pháp giải:
Ghi lại đoạn mở bài và kết bài của mỗi truyện vào bảng sau rồi so sánh về cách dự báo sự việc sắp xảy ra và cách kết thúc truyện rõ ràng, ngắn gọn như thế nào.
Lời giải chi tiết: