Khái niệm nước và vai trò của nước đối với sự sống
Nước được cấu tạo bởi một nguyên tử oxygen liên kết với hai nguyên tử hydrogen bằng liên kết cộng hóa trị. Một số vai trò chủ yếu của nước trong cơ thể như: cấu tọa nên tế bào và cơ thể; dung môi hòa tan các chất; vừa là môi trường vừa là chất tham gia các phản ứng sinh hóa trong tế bào; điều hòa nhiệt độ cơ thể ...
NƯỚC VÀ VAI TRÒ CỦA NƯỚC ĐỐI VỚI SỰ SỐNG
Nước có cấu tạo như thế nào?
Nước được cấu tạo bởi một nguyên tử oxygen liên kết với hai nguyên tử hydrogen bằng liên kết cộng hóa trị.
Tại sao liên kết trong phân tử nước là liên kết cộng hóa trị?
Vì hai nguyên tử cấu tạo nên phân tử nước mang điện tích trái dấu.
Nguyên tử oxygen có điện dương 1; nguyên tử oxygen có điện tích là âm 2.
Lực hút nhau giữa hai nguyên tử này khiến chúng dùng chung cặp electron (liên kết cộng hóa trị). Vì nguyên tử oxygen có lực hút mạnh hơn nên cặp electron dùng chung có xu hướng lệch về phía oxygen.
Vậy nước có vai trò gì trong cơ thể sống?
Nước là thành phần không thể thiếu của mọi cơ thể sống. Ở người trưởng thành, nước chiếm tới 70% khối lượng cơ thể.
Có thể kể tới một vài vai trò chủ yếu của nước trong cơ thể như:
-
Thành phần cấu tạo nên tế bào, huyết tương, dịch khớp …
Ví dụ: khoảng 90% lượng dịch của tế bào chất là nước.
-
Là dung môi hòa tan nhiều chất thiết của cơ thể.
-
Là môi trường cho các phản ứng sinh hóa xảy ra trong tế bào để duy trì sự sống.
-
Nước giúp ổn định nhiệt độ của cơ thể thông qua hoạt động toát mồ hôi, nước tiểu …