Lí thuyết Từ trường Trái Đất - Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều — Không quảng cáo

Giải khoa học tự nhiên 7, soạn sgk khtn lớp 7 cánh diều


Lí thuyết Từ trường Trái Đất - Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều

Mô tả từ trường Trái Đất La bàn

BÀI 16. TỪ TRƯỜNG TRÁI ĐẤT

I. Mô tả từ trường Trái Đất

- Trái Đất quay quanh trục xuyên tâm. Trục này là đường thẳng nối giữa cực Nam và cực Bắc của nó. Các cực này có vị trí cố định trên bề mặt Trái Đất

- Do cấu tạo của lõi và chuyển động quay nên Trái Đất có từ trường, giống như một thanh nam châm

II. La bàn

1. Cấu tạo la bàn

La bàn có cấu tạo gồm các bộ phận:

+ Kim nam châm quay tự do trên trục

+ Mặt chia độ được chia thành 360 0 có ghi 4 hướng: bắc (N), đông (E), nam (S), tây (W). Mặt này được gắn cố định với vỏ kim loại của la bàn và quay độc lập với kim nam châm

+ Vỏ kim loại kèm mặt kính

2. Sử dụng la bàn xác định hướng địa lí

Cách xác định hướng của la bàn:

+ Đặt la bàn trên mặt phẳng nằm ngang cách xa nam châm và các vật liệu có tính chất từ

+ Khi kim nam châm nằm ổn định (hướng nam bắc), xoay la bàn sao cho vạch số 0 ở chữ N trùng với từ cực bắc của kim nam châm

+ Đọc số chỉ của vạch trên mặt chia độ gần nhất với hướng từ tâm la bàn tới điểm A

* Chú ý: Khi tìm hướng địa lí, không để các vật có tính chất từ gần la bàn

Sơ đồ tư duy về "Từ trường Trái Đất"


Cùng chủ đề:

Lí thuyết Phản xạ âm - Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều
Lí thuyết Sự phản xạ ánh sáng - Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều
Lí thuyết Sự truyền âm - Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều
Lí thuyết Tốc độ của chuyển động - Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều
Lí thuyết Từ trường - Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều
Lí thuyết Từ trường Trái Đất - Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều
Lí thuyết Đồ thị quãng đường - Thời gian - Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều
Lý thuyết bài 1: Nguyên tử - KHTN 7 Cánh Diều
Lý thuyết bài 2: Nguyên tố hóa học - KHTN 7 Cánh Diều
Lý thuyết bài 3: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học - KHTN 7 Cánh Diều
Lý thuyết bài 4: Phân tử, đơn chất, hợp chất - KHTN 7 Cánh Diều