Lý thuyết Đa thức nhiều biến SGK Toán 8 - Cùng khám phá
Đa thức là gì?
1. Khái niệm
- Đa thức là một tổng của những đơn thức.
- Mỗi đơn thức trong tổng gọi là một hạng tử của đa thức đó.
Chú ý: mỗi đơn thức được gọi là một đa thức (chỉ chứa một hạng tử).
Số 0 được gọi là đơn thức không, cũng gọi là đa thức không.
Ví dụ:
x2−4x+3;x2+3xyz2−yz+1;(x+3y)+(2x−−y) là đa thức.
x+yx−y,x2+2x2−y2 không phải là đa thức.
x2−4x+3có 3 hạng tử x2;−4x;3.
x2+3xyz2−yz+1 có 4 hạng tử x2;3xyz2;−yz;1.
2. Thu gọn đa thức
- Thu gọn đa thức P là viết đa thức này thành đa thức Q sao cho trong đa thức Q không còn hai hạng tử nào đồng dạng. Đa thức Q gọi là dạng thu gọn của đa thức P.
- Cách thu gọn đa thức
Để thu gọn một đa thức, ta làm như sau:
+ Sắp xếp các đơn thức đồng dạng trong đa thức đó về cùng một nhóm;
+ Cộng các đơn thức đồng dạng trong mỗi nhóm;
+ Cộng các kết quả vừa tìm được với nhau.
Ví dụ:
A=x3−2x2y−x2y+3xy2−y3=x3−3x2y−3xy2−y3