Lý thuyết Hai mặt phẳng song song - SGK Toán 11 Kết nối tri thức — Không quảng cáo

Toán 11, giải toán lớp 11 kết nối tri thức với cuộc sống Bài 13. Hai mặt phẳng song song Toán 11 kết nối tri thức


Lý thuyết Hai mặt phẳng song song - SGK Toán 11 Kết nối tri thức

1. Hai mặt phẳng song song

1. Hai mặt phẳng song song

Hai mặt \(\left( \alpha  \right)\) và \(\left( \beta  \right)\) được gọi là song song với nhau nếu chúng không có điểm chung. Kí hiệu \(\left( \alpha  \right)\)// \(\left( \beta  \right)\) hay \(\left( \beta  \right)\)//\(\left( \alpha  \right)\).

*Nhận xét: \(\left\{ \begin{array}{l}\left( \alpha  \right)//\left( \beta  \right)\\d \subset \left( \alpha  \right)\end{array} \right. \Rightarrow d//\left( \beta  \right)\).

2. Điều kiện và tính chất của hai mặt phẳng song song

Nếu mặt phẳng \(\left( \alpha  \right)\) chứa hai đường thẳng cắt nhau và hai đường thẳng này song song với mặt phẳng phẳng \(\left( \beta  \right)\)thì \(\left( \alpha  \right)\)và \(\left( \beta  \right)\)song song với nhau.

Qua một điểm nằm ngoài một mặt phẳng cho trước có một và chỉ một mặt phẳng song song với mặt phẳng đã cho.

Cho hai mặt phẳng song song. Nếu một mặt phẳng cắt mặt phẳng này thì cũng cắt mặt phẳng kia và hai giao tuyến song song với nhau.

3. Định lí Thalès trong không gian

Ba mặt phẳng đôi một song song chắn trên hai cát tuyến phân biệt bất kì những đoạn thẳng tương ứng tỉ lệ.

\(\frac{{AB}}{{A'B'}} = \frac{{BC}}{{B'C'}} = \frac{{AC}}{{A'C'}}\)

4. Hình lăng trụ và hình hộp

Cho hai mặt phẳng song song \(\left( \alpha  \right)\) và \(\left( {\alpha '} \right)\). Trên \(\left( \alpha  \right)\) cho đa thức đa giác lồi \({A_1}{A_2}...{A_n}\). Qua các đỉnh\({A_1},{A_2},...,{A_n}\)vẽ các đường thẳng đôi một song song và cắt mặt phẳng \(\left( {\alpha '} \right)\)tại \({A_1}',{A_2}',...,{A_n}'\). Hình gồm hai đa giác\({A_1}{A_2}...{A_n}\), \({A_1}'{A_2}'...{A_n}'\) và các tứ giác \({A_1}{A_1}'{A_2}'{A_2}\),\({A_2}{A_2}'{A_3}'{A_3}\),…,\({A_n}{A_n}'{A_1}'{A_1}\)được gọi là hình lăng trụ và kí hiệu là \({A_1}{A_2}...{A_n}.{A_1}'{A_2}'...{A_n}'\).

Các điểm \({A_1},{A_2},...,{A_n}\) và \({A_1}',{A_2}',...,{A_n}'\)được gọi là các đỉnh, các đoạn thẳng \({A_1}{A_1}',{A_2}{A_2}',...,{A_n}{A_n}'\)được gọi là các cạnh bên, các đoạn thẳng \({A_1}{A_2},{A_2}{A_3},...,{A_n}{A_1}\)và \({A_1}'{A_2}',{A_2}'{A_3}',...,{A_n}'{A_1}'\) gọi là cạnh  đáy của hình trụ.

Hai đa giác \({A_1}{A_2}...{A_n}\)và \({A_1}'{A_2}'...{A_n}'\)được gọi là hai mặt đáy của hình lăng trụ.

Các tứ giác \({A_1}{A_1}'{A_2}'{A_2}\),\({A_2}{A_2}'{A_3}'{A_3}\),…,\({A_n}{A_n}'{A_1}'{A_1}\) gọi là các mặt bên của hình trụ.

Hình lăng trụ tứ giác ABCD.A’B’C’D’ có hai đáy là hình bình hành được gọi là hình hộp.


Cùng chủ đề:

Lý thuyết Công thức nhân xác suất cho hai biến cố độc lập - Toán 11 Kết nối tri thức
Lý thuyết Dãy số - SGK Toán 11 Kết nối tri thức
Lý thuyết Giá trị lượng giác của góc lượng giác - SGK Toán 11 Kết nối tri thức
Lý thuyết Giới hạn của dãy số - SGK Toán 11 Kết nối tri thức
Lý thuyết Giới hạn của hàm số - SGK Toán 11 Kết nối tri thức
Lý thuyết Hai mặt phẳng song song - SGK Toán 11 Kết nối tri thức
Lý thuyết Hai mặt phẳng vuông góc - Toán 11 Kết nối tri thức
Lý thuyết Hai đường thẳng song song - SGK Toán 11 Kết nối tri thức
Lý thuyết Hai đường thẳng vuông góc - Toán 11 Kết nối tri thức
Lý thuyết Hàm số liên tục - SGK Toán 11 Kết nối tri thức
Lý thuyết Hàm số lượng giác - SGK Toán 11 Kết nối tri thức