Lý thuyết Hệ số góc của đường thẳng y = ax + b (a ≠ 0)
Gọi A là giao điểm của đường thẳng
1. Góc tạo bởi đường thẳng y=ax+b(a≠0) và trục Ox.
Gọi A là giao điểm của đường thẳng d:y=ax+b với trục Ox và T là một điểm thuộc đường thẳng, nằm phía trên trục Ox. Khi đó góc α=^TAx được gọi là góc tạo bởi đường thẳng d:y=ax+b và trục Ox.
2. Hệ số góc của đường thẳng y=ax+b(a≠0)
+) Khi a>0, góc tạo bởi đường thẳng y=ax+b và trục Ox là góc nhọn và nếu a càng lớn thì góc đó càng lớn nhưng vẫn nhỏ hơn 900.
+) Khi a<0, góc tạo bởi đường thẳng y=ax+b và trục Ox là góc tù và nếu |a| càng bé thì góc đó càng lớn nhưng vẫn nhỏ hơn 1800.
Như vậy, góc tạo bởi đường thẳng d:y=ax+b và trục Ox phụ thuộc vào a.
Người ta gọi a là hệ số góc của đường thẳng y=ax+b.
Lưu ý:
+) Khi a>0, ta có tanα=a.
+) Khi a<0, ta có tan(1800−α)=−a.
Từ đó tìm được số đo của góc 1800−α rồi suy ra số đo của góc α.
+) Các đường thẳng có cùng hệ số a (a là hệ số của x) thì tạo với trục Ox các góc bằng nhau.
3. Các dạng toán cơ bản
Dạng 1: Xác định hệ số góc của đường thẳng
Phương pháp:
Đường thẳng (d) có phương trình y=ax+b(a≠0) có a là hệ số góc.
Ví dụ: Hệ số góc của đường thẳng y=−2x+1 là a=−2
Dạng 2: Tính góc tạo bởi tia Ox và đường thẳng (d).
Phương pháp:
Gọi α là góc tạo bởi tia Ox và d. Ta có: a=tanα
Ví dụ: Góc tạo bởi tia Ox và đường thẳng (d):y=√3x+1 là α
Khi đó: tanα=√3 nên α=600
Dạng 3. Viết phương trình đường thẳng hoặc tìm tham số m khi biết hệ số góc
Phương pháp:
Gọi phương trình đường thẳng cần tìm là y=ax+b(a≠0).
Dựa vào lý thuyết về hệ số góc để tìm a. Từ đó, sử dụng dữ kiện còn lại của đề bài để tìm b.
4. Bài tập về hệ số góc của đường thẳng y = ax + b (a ≠ 0)
Bài 1. Cho đường thẳng d:y=ax+b(a≠0). Hệ số góc của đường thẳng d là
A. −a
B. a
C. 1a
D. b
Lời giải:
Đường thẳng d có phương trình y=ax+b(a≠0)có a là hệ số góc.
Chọn đáp án B.
Bài 2. Cho đường thẳng d:y=ax+b(a>0). Gọi α là góc tạo bởi tia Ox và d. Khẳng định nào dưới đây là đúng ?
A. a=−tanα
B. a=tan(180−α)
C. a=tanα
D. a=−tan(180∘−α)
Lời giải: Cho đường thẳng d có phương trình y=ax+b(a≠0).
Gọi α là góc tạo bởi tia Ox và d. Ta có: a=tanα
Chọn đáp án C.
Bài 3. Cho đường thẳng d:y=2x+1. Hệ số góc của đường thẳng d là
A. −2
B. 12
C. 1
D. 2
Lời giải: Đường thẳng d:y=2x+1 có hệ số góc là a=2.
Chọn đáp án D.
Bài 4. Cho đường thẳng d: y=(m+2)x−5 đi qua điểm A(−1;2). Hệ số góc của đường thẳng d là
A. 1
B. 11
C. −7
D. 7
Lời giải: Thay tọa độ điểm A vào phương trình đường thẳng d ta được (m+2).(−1)−5=2⇔−m−2=7⇔m=−9
Suy ra d:y=−7x−5
Hệ số góc của đường thẳng d là k=−7.
Chọn đáp án C.
Bài 5. Tìm hệ số góc của đường thẳng d biết d đi qua gốc tọa độ O và điểm M(1;3)
A. −2
B. 3
C. 1
D. 2
Lời giải:
Gọi phương trình đường thẳng dcần tìm là y=ax+b (a≠0)
Vì d đi qua gốc tọa độ nên b=0⇒y=ax
Thay tọa độ điểm M vào phương trình y=ax ta được 3=1.a⇒a=3 (TM)
Nên phương trình đường thẳng d:y=3x
Hệ số góc của d là k=3.
Chọn đáp án B.
Bài 6. Cho đường thẳng d: y=(m+2)x−5 có hệ số góc là k=−4. Tìm m
A. m=−4
B. m=−6
C. m=−5
D. m=−3
Lời giải: Hệ số góc của đường thẳng d là k=m+2 (m≠−2)
Từ giả thiết suy ra m+2=−4⇔m=−6(TM).
Chọn đáp án B.
Bài 7. Tính góc tạo bởi tia Ox và đường thẳng y=√3x−6
A. 45∘
B. 30∘
C. 60∘
D. 90∘
Lời giải: Gọi α là góc tạo bởi tia Ox và d. Ta có tanα=√3⇒α=60∘
Chọn đáp án C.
Bài 8. Viết phương trình đường thẳng d biết d di qua B(−1;1) và tạo với trục Ox một góc bằng 45∘.
A. y=x−2
B. y=x+2
C. y=−x−2
D. y=x+1
Lời giải: Gọi phương trình đường thẳng d:y=ax+b (a≠0)
Vì góc tạo bởi đường thẳng d và trục Ox là 45∘ nên a=tan45∘=1
⇒y=x+b
Thay tọa độ điểm B vào phương trình đường thẳng d ta có −1+b=1⇒b=2
Nên d:y=x+2.
Chọn đáp án B.