Lý thuyết Lũy thừa với số mũ tự nhiên Toán 6 KNTT với cuộc sống
Lý thuyết Lũy thừa với số mũ tự nhiên Toán 6 KNTT với cuộc sống ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu
1. Lũy thừa với số mũ tự nhiên
Lũy thừa bậc n của a là tích của n thừa số bằng nhau, mỗi thừa số bằng a:
an=a.a…..a (n thừa số a ) (n≠0)
an đọc là “ a mũ n ” hoặc “ a lũy thừa n ”.
a được gọi là cơ số .
n được gọi là số mũ .
Phép nhân nhiều thừa số giống nhau như trên được gọi là phép nâng lên lũy thừa.
a1=a
a2=a.a gọi là “ a bình phương” (hay bình phương của a).
a3=a.a.a gọi là “ a lập phương” (hay lập phương của a).
Quy ước: a1=a; a0=1(a≠0).
Ví dụ: Tính 23.
Số trên là lũy thừa bậc 3 của 2 và là tích của 3 thừa số 2 nhân với nhau nên ta có:
23=2.2.2=8
2. Nhân hai lũy thừa cùng cơ số
am.an=am+n
Khi nhân hai lũy thừa cùng cơ số, ta giữ nguyên cơ số và cộng các số mũ .
Ví dụ: 3.35=31.35=31+5=36.
3. Chia hai lũy thừa cùng cơ số
am:an=am−n (a≠0;m≥n≥0)
Khi chia hai lũy thừa cùng cơ số (khác 0), ta giữ nguyên cơ số và trừ các số mũ cho nhau.
Ví dụ: 35:3=35:31=35−1=34=3.3.3.3=81