Lý thuyết Mặt phẳng tọa độ SGK Toán 8 - Cùng khám phá
Mặt phẳng tọa độ là gì?
1. Mặt phẳng tọa độ
Mặt phẳng có hệ trục tọa độ Oxy gọi là mặt phẳng tọa độ Oxy .
- Ox nằm ngang gọi là trục hoành ;
- Oy thẳng đứng gọi là trục tung ;
- O gọi là gốc tọa độ .
Hai trục tọa độ Ox, Oy chia mặt phẳng tọa độ Oxy thành bốn góc: góc phần tư thứ I, II, III, IV theo thứ tự ngược chiều kim đồng hồ.
Các đơn vị dài trên hai trục tọa độ được chọn bằng nhau (nếu không nói gì thêm).
2. Tọa độ của một điểm trên mặt phẳng tọa độ
Trong mặt phẳng tọa độ, mỗi điểm M xác định duy nhất một cặp số (\({x_0};{y_0}\)) và ngược lại.
Cặp số (\({x_0};{y_0}\)) gọi là tọa độ của M, kí hiệu là M(\({x_0};{y_0}\)), trong đó \({x_0}\) là hoành độ , \({y_0}\) là tung độ của điểm M.
Mọi điểm thuộc trục hoành có tung độ bằng 0, Mọi điểm thuộc trục tung có hoành độ bằng 0.
Ví dụ: Điểm M có tọa độ là (2; -3), kí hiệu là M(2; -3). Số 2 gọi là hoành độ , số -3 gọi là tung độ của điểm M.