Lý thuyết phép nhân phân số - Toán 4 — Không quảng cáo

Giải toán 4, giải bài tập toán 4, để học tốt Toán 4 đầy đủ số học và hình học


Lý thuyết phép nhân phân số - Toán 4

Ví dụ : Tính diện tích hình chữ nhật có chiều dài 4/5m và chiều rộng 2/3m.

Phép nhân phân số

Quy tắc: Muốn nhân hai phân số ta lấy tử số nhân với tử số, mẫu số nhân với mẫu số.

Ví dụ 1:  \(\dfrac{4}{5} \times \dfrac{2}{3} = \dfrac{{4 \times 2}}{{5 \times 3}} = \dfrac{8}{{15}}\)

Ví dụ 2:  \(\dfrac{9}{8} \times \dfrac{5}{{18}} = \dfrac{{9 \times 5}}{{8 \times 18}} = \dfrac{{45}}{{144}} = \dfrac{5}{{16}}\)

Lưu ý:

+) Sau khi làm phép nhân hai phân số, nếu thu được phân số chưa tối giản thì ta phải rút gọn thành phân số tối giản.

+) Khi nhân hai phân số, sau bước lấy tử số nhân tử số, mẫu số nhân mẫu số, nếu tử số và mẫu số cùng chia hết cho một số nào đó thì ta rút gọn luôn, không nên nhân lên sau đó lại rút gọn.

Ví dụ quay lại với ví dụ 2 ở bên trên, ta có thể làm như sau:

\(\dfrac{9}{8} \times \dfrac{5}{{18}} = \dfrac{{9 \times 5}}{{8 \times 18}} = \dfrac{{\not{9} \times 5}}{{8 \times \not{9} \times 2}} = \dfrac{5}{{16}}\)


Cùng chủ đề:

Lý thuyết phân số và phép chia số tự nhiên
Lý thuyết phân số và phép chia số tự nhiên (tiếp theo)
Lý thuyết phép chia phân số - Toán 4
Lý thuyết phép cộng
Lý thuyết phép cộng phân số - Toán 4
Lý thuyết phép nhân phân số - Toán 4
Lý thuyết phép trừ - Toán 4
Lý thuyết phép trừ phân số (tiếp theo)
Lý thuyết phép trừ phân số - Toán 4
Lý thuyết quy đồng mẫu số các phân số
Lý thuyết quy đồng mẫu số các phân số (tiếp theo)