Lý thuyết phương pháp, phương tiện hỗ trợ thiết kế kĩ thuật - Công nghệ 10 — Không quảng cáo

Công nghệ 10, giải công nghệ lớp 10 công nghệ trồng trọt, thiết kế và công nghệ kết nối tri thức


Lý thuyết phương pháp, phương tiện hỗ trợ thiết kế kĩ thuật - Công nghệ 10

Phương pháp động não (Brainstorming) Phương pháp động não được sử dụng để huy động những ý tưởng mới mẻ, sáng tạo hoặc phân tích để giải quyết vấn đề trong quá trình thiết kế kĩ thuật

BÀI 21: PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN HỖ TRỢ THIẾT KẾ KĨ THUẬT

I. Một số phương pháp và kĩ thuật chung hỗ trợ thiết kế kĩ thuật

1. Phương pháp động não (Brainstorming)

- Phương pháp động não được sử dụng để huy động những ý tưởng mới mẻ, sáng tạo hoặc phân tích để giải quyết vấn đề trong quá trình thiết kế kĩ thuật

- Phương pháp động não có thể được sử dụng trong tất cả các bước của quy trình thiết kế kĩ thuật

2. Phương pháp sơ đồ tư duy (Mindmap)

- Sơ đồ tư duy là phương pháp dùng những từ khóa chính kết hợp cùng những kí hiệu theo cách đơn giản, dễ hiểu của riêng từng người viết từ đó tổng quát được sơ đồ ý tưởng một cách trực quan nhất

- Phương pháp động não có thể được sử dụng trong một số bước của quy trình thiết kế kĩ thuật

+ Giai đoạn xác định vấn đề

+ Xác định yêu cầu tổng quan và xác định yêu cầu và giúp thể hiện rõ hướng giải quyết

3. Phương pháp điều tra

- Phương pháp điều tra là phương pháp thu thập thông tin được thực hiện cùng lúc nhiều người để xác định vấn đề đặt ra

- Có rất nhiều phương pháp điều tra tùy thuộc vào từng điều kiện sản phẩm

4. Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật đặt câu hỏi là kĩ thuật tư duy bằng hệ thống các câu hỏi đặt ra có mục đích và có trình tự rõ ràng để tìm hiểu và thu thập thông tin

- Kĩ thuật đặt câu hỏi được sử dụng hầu hết trong các giai đoạn thiết kế kĩ thuật

5. Phương pháp SCAMPER

- Phương pháp SCAMPER là phương pháp được cấu tạo từ những chữ cái đầu của một nhóm từ tiếng Anh:

+ Substitute /thay thế

+ C ombine/Kết hợp

+ A dapt/Thích nghi

+ M odify/Điều chỉnh

+ P ut to Other Uses/Sử dụng vào mục đích khác

+ E liminate/Loại bỏ

+ R everse/Đảo ngược

II. Các phương tiện hỗ trợ thiết kế kĩ thuật

- Có rất nhiều phương tiện thực hiện hỗ trợ kĩ thuật

+ Các vật dụng ghi chép

+ Các thiết bị điện tử và các phần mềm

+ Dụng cụ đo

+ Vật liệu

+ Dụng cụ gia công

III. Áp dụng các phương pháp, phương tiện vào thiết kế kĩ thuật

1. Xác định vấn đề

- Mọi vật xung quanh ta đều ẩn chứa những vấn đề và cần có cách giải quyết chúng

- Để xác định vấn đề, cần quan sát mọi vật và mọi thứ xung quanh và cần phải giao tiếp và áp dụng kĩ thuật đặt câu hỏi để xác định vấn đề

2. Tìm hiểu tổng quan

- Trong một số trường hợp, ý tưởng xuất hiện ngay trong suy nghĩ nhưng để giải quyết tốt nhất chúng ta cần phải có phương pháp khả thi và tốt nhất

+ Áp dụng phương pháp điều tra, thiết kế các mẫu câu hỏi hoặc phỏng vấn người sử dụng sản phẩm và trải nghiệm dịch vụ cung cấp đa chiều

+ Sử dụng công cụ tìm kiếm thông tin để tìm hiểu kiến thức và nghiên cứu giải quyết vấn đề

+ Tìm hiểu các giải pháp đã có trên thị trường và từ đó hình thành giải pháp mới

3. Xác định yêu cầu cần đạt của sản phẩm

- Mỗi sản phẩm công nghệ đều phải có tiêu chuẩn kĩ thuật riêng. Vì thế cần phải xác định độ đạt của sản phẩm

4. Đề xuất,đánh giá, lựa chọn giải pháp

a, Đưa ra ý tưởng

- Tìm kiếm giải pháp bằng phương pháp động não, tạo ra càng nhiều ý tưởng và cơ hội sẽ xuất hiện những giải pháp tốt

- Sử dụng sơ đồ tư duy giúp hệ thống hóa và đưa ra suy nghĩ trực quan

b, Đánh giá và lựa chọn giải pháp

- Áp dụng kĩ thuật phân tích ưu, nhược điểm của từng giải pháp để đánh giá đa chiều và đưa ra giải pháp sáng tạo, độc đáo

- Tuy nhiên, trong trường học khả năng gia công, tài chính, thời gian giải quyết là những giới hạn cần cân nhắc trước khi chọn giải quyết vấn đề

5. Xây dựng nguyên mẫu

- Giải quyết cần được trình bày cụ thể về hình dạng, kích thước, vật liệu và yêu cầu kĩ thuật

- Có thể mô phỏng bằng các phần mềm hỗ trợ trên máy tính và các thiết bị gia công

6. Thử nghiệm, kiểm chứng giải pháp

- Nguyên mẫu được đưa vào thử nghiệm trong môi trường thực tế để kiểm tra và ghi lại các yêu cầu kĩ thuật

- So sánh kết quả với bảng yêu cầu kĩ thuật cần đạt để đánh giá mức độ của sản phẩm

7. Lập hồ sơ kĩ thuật

- Đối với bài tập thiết kế của học sinh, kết quả học tập cần được báo cáo qua hồ sơ kĩ thuật của sản phẩm và các hoạt động công bố ý tưởng.

- Báo cáo có thể được trình bày dưới nhiều dạng


Cùng chủ đề:

Lý thuyết một số sâu hại cây trồng thường gặp và biện pháp phòng trừ - Công nghệ 10
Lý thuyết ngành nghề kỹ thuật, công nghệ - Công nghệ 10
Lý thuyết nguyên tắc thiết kế kĩ thuật - Công nghệ 10
Lý thuyết nhân giống cây trồng - Công nghệ 10
Lý thuyết những yếu tố ảnh hưởng đến thiết kế kĩ thuật - Công nghệ 10
Lý thuyết phương pháp, phương tiện hỗ trợ thiết kế kĩ thuật - Công nghệ 10
Lý thuyết quy trình thiết kế kĩ thuật - Công nghệ 10
Lý thuyết quy trình trồng trọt và cơ giới hoá trong trồng trọt - Công nghệ 10
Lý thuyết sâu, bệnh hại cây trồng và ý nghĩa của việc phòng trừ - Công nghệ 10
Lý thuyết sử dụng và bảo quản phân bón - Công nghệ 10
Lý thuyết sử dụng, cải tạo và bảo vệ đất trồng - Công nghệ 10