Lý thuyết sử dụng và bảo quản phân bón - Công nghệ 10 — Không quảng cáo

Công nghệ 10, giải công nghệ lớp 10 công nghệ trồng trọt, thiết kế và công nghệ kết nối tri thức


Lý thuyết sử dụng và bảo quản phân bón - Công nghệ 10

Dựa vào đặc điểm của các loại phân bón để có cách bón phù hợp: Phân đạm, phân kali: dùng để bón thúc là chính

BÀI 8: SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN PHÂN BÓN

I. Sử dụng và bảo quản phân bón hóa học

1. Sử dụng phân bón hoá học

Dựa vào đặc điểm của các loại phân bón để có cách bón phù hợp:

- Phân đạm, phân kali: dùng để bón thúc là chính

- Phân lân dùng bón lót, chỉ bón đất chua

- Phân hỗn hợp NPK dùng bón lót hoặc bón thúc

- Bón vôi để cải tạo đất

- Cần phải bảo quản phân bón để phân bón sử dụng đạt được hiệu quả cao nhất

- Lựa chọn loại phân bón phù hợp

- Bón đúng thời điểm và đúng liều lượng

- Bón phân bón hoá học cần cân nhắc yếu tố thời tiết, khí hậu, đất đai

2. Bảo quản phân bón hoá học

Cách bảo quản:

- Phân bón hóa học: chống ẩm, chống để lẫn lộn, chống acid, chống nóng

- Phân bón hữu cơ: Ủ nóng (ủ xốp), ủ nguội (ủ chặt), ủ hỗn hợp

- Phân bón vi sinh: bảo quản nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp, để xa khu vực ẩm ướt và có nước đọng.

II. Sử dụng và bảo quản phân bón hữu cơ

1. Sử dụng phân bón hữu cơ

- Chủ yếu dùng để bón lót và bón sớm (xa ngày gieo trồng).

- Khi sử dụng phải bón một lượng lớn mới đủ dinh dưỡng cho cây.

- Cần được ủ hoai mục.

- Cần bón phối hợp phân bón hữu cơ với phân bón vô cơ và chú ý đến công thức luân canh.

2. Bảo quản phân bón hữu cơ

Tuỳ điều kiện cụ thể, chọn một trong ba phương pháp sau:

- Ủ nóng (hay ủ xốp): ủ, bảo quản để đống, thoáng khí, phân giải trong điều kiện hiếu khí, nhiệt độ tăng nhanh và đạt khoảng 60 o C – 70 o C; cung cấp phân bón kịp thời cho mùa vụ và cây trồng

- Ủ nguội (hay ủ chặt): ủ, bảo quản phân bón hữu cơ trong điều kiện kị khí (phân được nén chặt và tưới nước để đẩy hết không khí ra khỏi đống ủ); dự trữ nguồn phân bón, bảo quản khi mùa vụ, cây trồng chưa cần ngay

- Ủ hỗn hợp: ủ nóng trước, ủ nguội sau; nhiệt độ đạt khoảng 60 o C – 70 o C thì nén đống ủ và tưới nước để nhiệt độ giảm xuống còn khoảng 20 o C – 35 o C, giữ độ ẩm từ 60% - 70% để phân bón hữu cơ phân giải thuận lợi

III. Sử dụng và bảo quản phân bón vi sinh

1. Sử dụng phân bón vi sinh

- Có thể trộn hoặc tẩm vào hạt, rễ cây trước khi gieo trồng.

- Bón vào đất để tăng số lượng vi sinh vật có ích trong đất.

- Đối với cây ngắn ngày thường dùng để bón lót, với cây dài ngày thường bón sau mỗi vụ thu hoạch.

- Cần đảm bảo độ ẩm của đất để các vi sinh vật hoạt động tốt nhất.

2. Bảo quản phân bón vi sinh

Bảo quản nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp, để xa khu vực ẩm ướt và nơi có nước đọng.


Cùng chủ đề:

Lý thuyết những yếu tố ảnh hưởng đến thiết kế kĩ thuật - Công nghệ 10
Lý thuyết phương pháp, phương tiện hỗ trợ thiết kế kĩ thuật - Công nghệ 10
Lý thuyết quy trình thiết kế kĩ thuật - Công nghệ 10
Lý thuyết quy trình trồng trọt và cơ giới hoá trong trồng trọt - Công nghệ 10
Lý thuyết sâu, bệnh hại cây trồng và ý nghĩa của việc phòng trừ - Công nghệ 10
Lý thuyết sử dụng và bảo quản phân bón - Công nghệ 10
Lý thuyết sử dụng, cải tạo và bảo vệ đất trồng - Công nghệ 10
Lý thuyết thực hành: Xác định độ chua, độ mặn của đất - Công nghệ 10
Lý thuyết ứng dụng công nghệ vi sinh trong phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng - Công nghệ 10
Lý thuyết ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất phân bón - Công nghệ 10
Lý thuyết vẽ kĩ thuật với sự trợ giúp của máy tính - Công nghệ 10