Lý thuyết sử dụng, cải tạo và bảo vệ đất trồng - Công nghệ 10 — Không quảng cáo

Công nghệ 10, giải công nghệ lớp 10 công nghệ trồng trọt, thiết kế và công nghệ kết nối tri thức


Lý thuyết sử dụng, cải tạo và bảo vệ đất trồng - Công nghệ 10

Chọn cây trồng phù hợp với từng loại đất Mỗi loại cây trồng chỉ thích hợp với một loại đất nhất định

BÀI 4: SỬ DỤNG, CẢI TẠO VÀ BẢO VỆ ĐẤT TRỒNG

I. Sử dụng và bảo vệ đất trồng

1. Chọn cây trồng phù hợp với từng loại đất

Mỗi loại cây trồng chỉ thích hợp với một loại đất nhất định

=> Cần lựa chọn cây trồng phù hợp với từng loại đất để cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt

2. Kết hợp sử dụng đất và cải tạo đất

Cây trồng sử dụng dinh dưỡng trong đất làm cho đất trồng bị suy giảm và mất cân đối dinh dưỡng

=> Cần kết hợp trồng trọt và bón phân hợp lí

3. Canh tác bền vững

Canh tác bền vững gồm luân canh, tăng vụ, trồng xen, trồng gối, làm ruộng bậc thng, bố trí thời vụ,…

Tác dụng: tăng năng suất cây trồng, tạo việc làm cho người dân, nâng cao hiệu quả kinh tế, nâng cao hiệu quả sử dụng đất

II. Một số biện pháp cải tạo đất trồng

1. Cải tạo đất chua

a. Đất chua và nguyên nhân gây ra đất chua

- Đất chua: là đất trong dung dịch có nồng độ H+ lớn hơn nồng độ OH-, nhiều Al3+, Fe3+ tự do.

- Nguyên nhân: nước mưa làm rửa trôi các cation kiềm (Ca2+, Mg2+, K+) trong đất.

b. Biện pháp

- Bón phân, thủy lợi, canh tác

2. Cải tạo đất mặn

a. Đất mặn và nguyên nhân gây ra đất mặn

- Đất mặn: là những loại đất có nồng độ muối hòa tan (NaCl, Na2SO4, CaSO4, MgSO4...) trên 2,56%

- Nguyên nhân: đất mặn được hình thành ở các vùng ven biển có địa hình thấp do thủy triều, vỡ đê hoặc do nước biển theo các cửa sông vào bên trông đất liền mang theo một lượng muối hòa tan, do nước ngầm chứa hàm lượng muối hòa tan thấm lên tầng đất mặt

b. Biện pháp cải tạo đất mặn

- Biện pháp: bón phân, thủy lợi, cnah tác, chế độ làm đất thích hợp.

3. Cải tạo đất xám bạc màu

a. Đất xám bạc màu và nguyên nhân gây ra đất xám bạc màu

- Đất bạc màu: là loại đất có tầng canh tác mỏng, thành phần cơ giới nhẹ, nghèo chất dinh dưỡng, đất chua, vi sinh vật có ích hoạt động kém.

- Nguyên nhân: Ở vùng tiếp giáp giữa đồng bằng và trung du miền núi thường có địa hình dôc thoải nên quá trình rửa trôi chất dinh dưỡng trong đất diễn ra mạnh mẽ; do tập quán canh tác lạc hậu.

b. Biện pháp cải tạo đất xám bạc màu

- Biện pháp: bón phân, thủy lợi, canh tác


Cùng chủ đề:

Lý thuyết phương pháp, phương tiện hỗ trợ thiết kế kĩ thuật - Công nghệ 10
Lý thuyết quy trình thiết kế kĩ thuật - Công nghệ 10
Lý thuyết quy trình trồng trọt và cơ giới hoá trong trồng trọt - Công nghệ 10
Lý thuyết sâu, bệnh hại cây trồng và ý nghĩa của việc phòng trừ - Công nghệ 10
Lý thuyết sử dụng và bảo quản phân bón - Công nghệ 10
Lý thuyết sử dụng, cải tạo và bảo vệ đất trồng - Công nghệ 10
Lý thuyết thực hành: Xác định độ chua, độ mặn của đất - Công nghệ 10
Lý thuyết ứng dụng công nghệ vi sinh trong phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng - Công nghệ 10
Lý thuyết ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất phân bón - Công nghệ 10
Lý thuyết vẽ kĩ thuật với sự trợ giúp của máy tính - Công nghệ 10
Lý thuyết đánh giá công nghệ - Công nghệ 10