Lý thuyết Số nguyên âm Toán 6 Cánh diều — Không quảng cáo

Toán 6, giải toán lớp 6 Cánh diều Bài 1. Số nguyên âm


Lý thuyết Số nguyên âm Toán 6 Cánh diều

Lý thuyết Số nguyên âm Toán 6 Cánh diều ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu

Số nguyên dương: \(1;2;3;4;...\) (Số tự nhiên khác 0)

Số nguyên âm: \(- 1; - 2; - 3; - 4;...\)(Ta thêm dấu “-” vào đằng trước các số nguyên dương)

- Tập hợp: \(\left\{ {...; - 3; - 2; - 1;0;1;2;3;...} \right\}\) gồm các số nguyên âm, số \(0\) và các số nguyên dương là tập hợp các số nguyên . Kí hiệu là \(\mathbb{Z} = \left\{ {...; - 3; - 2; - 1;0;1;2;3;...} \right\}\)

Chú ý :

- Số \(0\) không phải là số nguyên dương cũng không phải số nguyên âm.

- Đôi khi ta còn viết thêm dấu “+” ngay trước một số nguyên dương. Chẳng hạn \( + 5\) (đọc là “dương năm”)

Khi nào người ta dùng số âm?

- Trong đời sống hàng ngày người ta dùng các số mang dấu "-" và dấu "+" để chỉ các đại lượng có thể xét theo hai chiều khác nhau.

Số dương biểu thị

Số âm biểu thị

Nhiệt độ trên \({0^0}C\)

Nhiệt độ dưới \({0^0}C\)

Độ cao trên mực nước biển

Độ cao dưới mực nước biển

Số tiền hiện

Số tiền còn nợ

Số tiền lãi

Số tiền lỗ

Độ viễn thị

Độ cận thị

Ví dụ :

+) Số \( - 1\) đọc là “âm một”.

+) Số +2 đọc là “dương hai”

+) Một người thợ lặn lặn xuống độ sâu 10 mét tức là độ cao hiện tại của người thợ lặn là -10m so với mực nước biển.


Cùng chủ đề:

Lý thuyết Phép nhân, phép chia số thập phân Toán 6 Cánh diều
Lý thuyết Phép tính lũy thừa với số mũ tự nhiên Toán 6 Cánh diều
Lý thuyết Phép trừ các số nguyên. Quy tắc dấu ngoặc Toán 6 Cánh diều
Lý thuyết Quan hệ chia hết. Tính chất chia hết Toán 6 Cánh diều
Lý thuyết So sánh phân số. Hỗn số dương Toán 6 Cánh diều
Lý thuyết Số nguyên âm Toán 6 Cánh diều
Lý thuyết Số nguyên tố. Hợp số Toán 6 Cánh diều
Lý thuyết Số thập phân Toán 6 Cánh diều
Lý thuyết Tam giác đều. Hình vuông. Lục giác đều Toán 6 Cánh diều
Lý thuyết Tập hợp Toán 6 Cánh diều
Lý thuyết Tập hợp các số nguyên Toán 6 Cánh diều