Lý thuyết Thu thập và tổ chức dữ liệu SGK Toán 8 - Cùng khám phá
Thu thập và tổ chức dữ liệu như thế nào?
1. Thu thập và tổ chức dữ liệu
Có nhiều phương pháp khác nhau để thu thập dữ liệu. Căn cứ vào câu hỏi cần trả lời, thông tin muốn biết và điều kiện khảo sát để lựa chọn phương pháp thu thập dữ liệu phù hợp.
Ta cần lập bảng ghi chép và tổ chức dữ liệu thu thập được. Để lập bảng thì ta cần phân loại dữ liệu.
- Dữ liệu định lượng là dữ liệu được biểu diễn bằng các số thực và có thể sắp xếp thứ tự.
- Dữ liệu định tính có hai loại:
+ Loại có thể phân thứ bậc (như mức độ yêu thích, hài lòng,…)
+ Loại không thể phân thứ bậc (như giới tính, địa điểm,…)
Bảng lập có bao nhiêu cột (dòng) tùy thuộc vào loại dữ liệu dự kiến có thể thu thập được.
2. Tính hợp lí của dữ liệu
Để có thể đưa ra những kết luận hợp lí, khi thu thập dữ liệu, ta cần quan tâm đến tính đại diện (như tỉ lệ nam – nữ, lứa tuổi, vùng miền,..., tỉ lệ các loại sản phẩm, nơi sản xuất,…) của đối tượng điều tra.