Lý thuyết Tích của vecto mới một số - SGK Toán 10 Kết nối tri thức — Không quảng cáo

Toán 10, giải toán lớp 10 kết nối tri thức với cuộc sống Bài 9. Tích của một vecto với một số Toán 10 Kết nối tr


Lý thuyết Tích của vecto mới một số - SGK Toán 10 Kết nối tri thức

1. TÍCH CỦA VECTO VỚI MỘT SỐ 2. CÁC TÍNH CHẤT CỦA PHÉP NHÂN VECTƠ VỚI MỘT SỐ

1. TÍCH CỦA VECTO VỚI MỘT SỐ

+) Tích của một vecto \(\overrightarrow a  \ne \overrightarrow 0 \) với một số thực \(k\) là một vecto, kí kiệu là \(k\overrightarrow a .\)

+) Vecto \(k\overrightarrow a \) có độ dài bằng \(\left| k \right|\left| {\overrightarrow a } \right|\) và

Cùng hướng với vecto \(\overrightarrow a \) nếu \(k > 0\)

Ngược hướng với vecto \(\overrightarrow a \) nếu \(k < 0\)

+) Quy ước: \(k\overrightarrow a  = \overrightarrow 0  \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}\overrightarrow a  = \overrightarrow 0 \\k = 0\end{array} \right.\)

Nhận xét: Hai vecto \(\overrightarrow a \) và \(\overrightarrow b \) cùng phương khi và chỉ khi tồn tại \(k\) để \(\overrightarrow a  = k\overrightarrow b .\)

2. CÁC TÍNH CHẤT CỦA PHÉP NHÂN VECTƠ VỚI MỘT SỐ

+) Với hai vecto \(\overrightarrow a ,\overrightarrow b \) và hai số thực \(k,t\) ta luôn có:

\(\begin{array}{l}k(t\overrightarrow a ) = (kt)\;\overrightarrow a \\(k + t)\,\overrightarrow a  = k\overrightarrow a  + t\overrightarrow a \\k(\overrightarrow a  + \overrightarrow b ) = k\overrightarrow a  + k\overrightarrow b ;\quad k(\overrightarrow a  - \overrightarrow b ) = k\overrightarrow a  - k\overrightarrow b \\1\;\overrightarrow a  = \overrightarrow a ;\;\;( - 1)\;\overrightarrow a  =  - \,\overrightarrow a \end{array}\)

+) Nhận xét:

I là trung điểm của AB \( \Leftrightarrow \overrightarrow {IA}  + \overrightarrow {IB}  = \overrightarrow 0 \)

G là trọng tâm \(\Delta ABC \Leftrightarrow \overrightarrow {GA}  + \overrightarrow {GB}  + \overrightarrow {GC}  = \overrightarrow 0 \)

+) Hệ quả

Với M tùy ý thì \(\overrightarrow {MA}  + \overrightarrow {MB}  = 2\overrightarrow {MI} \) (I là trung điểm của AB)

Với O tùy ý thì \(\overrightarrow {OA}  + \overrightarrow {OB}  + \overrightarrow {OC}  = 3\;\overrightarrow {OG} \) (G là trọng tâm \(\Delta ABC\))


Cùng chủ đề:

Lý thuyết Giá trị lượng giác của một góc từ 0 đến 180
Lý thuyết Hệ bất phương trình bậc nhất hai ẩn
Lý thuyết Hệ thức lượng trong tam giác
Lý thuyết Mệnh đề
Lý thuyết Tập hợp và các phép toán trên tập hợp
Lý thuyết Tích của vecto mới một số - SGK Toán 10 Kết nối tri thức
Lý thuyết Tích vô hướng của hai vecto - SGK Toán 10 Kết nối tri thức
Lý thuyết Tổng và hiệu của hai vecto - SGK Toán 10 Kết nối tri thức
Lý thuyết Vecto trong mặt phẳng tọa độ - SGK Toán 10 Kết nối tri thức
Toán 10, giải toán lớp 10 kết nối tri thức với cuộc sống