Lý thuyết Từ trường - Khoa học tự nhiên 7
Từ trường Từ phổ
BÀI 19. TỪ TRƯỜNG
I. Từ trường
- Lực tác dụng của nam châm lên các vật liệu có từ tính và các nam châm khác gọi là lực từ
- Vật liệu có tính chất từ ở mọi vị trí xung quanh nam châm thì đều bị nam châm hút, xung quanh nam châm có từ trường.
- Từ trường tồn tại xung quanh nam châm và tồn tại trong không gian bao quanh day dẫn mang dòng điện.
II. Từ phổ
- Hình ảnh từ phổ
=> Hình ảnh các đường mạt sắt xung quanh nam châm gọi là từ phổ
- Đặc trưng của từ trường:
+ Vùng nào có các đường mạt sắt sắp xếp dày thì từ trường ở đó mạnh
+ Vùng nào có các đường mạt sắt sắp xếp thưa thì từ trường ở đó yếu.
III. Đường sức từ
- Hình ảnh đường sức từ của nam châm thẳng:
=> Kết luận:
+ Kim nam châm đặt trong từ trường thì định hướng theo đường sức từ của từ trường
+ Ở bên ngoài thanh nam châm, đường sức từ có chiều đi ra từ cực Bắc, đi vào cực Nam.
IV. Từ trường Trái Đất
- Trái Đất là một nam châm khổng lồ. Ở bên ngoài Trái Đất, đường sức từ trường Trái Đất có chiều đi từ Nam bán cầu đến Bắc bán cầu
=> Từ cực nằm ở Nam bán cầu gọi là Cực Bắc địa từ, từ cực nằm ở Bắc bán cầu gọi là Nam địa từ
V. La bàn
1. Cấu tạo
- La bàn là dụng cụ được dùng để xác định hướng
- Cấu tạo:
+ Kim nam châm được đặt trong một vỏ kim loại thường làm bằng nhôm hoặc nhựa có gắn cố định một mặt chia độ.
+ Mặt kính của la bàn giúp bảo vệ kim nam châm.
2. Cách sử dụng la bàn xác định hướng địa lí
+ Bước 1: Đặt la bàn cách xa nam châm và các vật liệu có tính chất từ, để tránh tác động của các vật này lên kim la bàn.
+ Bước 2: Giữ la bàn trong lòng bàn tay hoặc đặt trên một mặt bàn sao cho la bàn nằm ngang trước mặt. Sau đó xoay vỏ của la bàn sao cho đầu kim màu đỏ chỉ hướng bắc trùng khít với vạch ghi chữ N trên la bàn.
+ Bước 3: Đọc giá trị của góc tạo bởi hướng cần xác định (hướng trước mặt) so với hướng bắc trên mặt chia độ của la bàn để tìm hướng cần xác định.
Sơ đồ tư duy về “Từ trường”