Nếu mai em về Chiêm Hóa (Mai Liễu) — Không quảng cáo

Tác giả, tác phẩm Văn 8 - Nội dung tác phẩm, dàn ý, bố cục, tóm tắt, phân tích, tiểu sử, phong cách và giá trị Tác giả - Tác phẩm Cánh Diều HK1


Nếu mai em về Chiêm Hóa (Mai Liễu)

Nếu mai em về Chiêm Hóa (Mai Liễu) bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 8

Tác giả

1. Tiểu sử

Mai Liễu (1949 - 2020), người dân tộc Tày, quê ở Tuyên Quang.

2. Sự nghiệp

- Mai Liễu được đào tạo chu đáo, cơ bản tại những ngôi trường danh tiếng như trường Dân tộc nội trú Việt Bắc, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, trường Nguyễn Ái Quốc, Học viện kỹ thuật quân sự của Liên Xô. Ông trải qua nhiều vị trí công tác: Sỹ quan điều khiển tên lửa, giảng viên Khoa Ngữ văn trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, Trưởng phòng Tổng hợp Văn phòng Tỉnh ủy Tuyên Quang, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Văn nghệ Hà Tuyên, Tổng Biên tập Báo Tân Trào, Ủy viên Thường vụ, Chủ tịch Hội đồng nghệ thuật Hội Văn nghệ các dân tộc thiểu số Việt Nam, Vụ trưởng Vụ địa phương Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam. Sau cùng là những vần thơ để lại trong lòng người đọc.

- Mai Liễu làm thơ từ rất sớm và là người Tuyên Quang đầu tiên trở thành hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Tuy nhiên, những bài thơ hay đều được viết vào những năm tháng ông chuyển công tác về Hà Nội. Hầu hết các tập thơ như Suối Làng, Mây vẫn bay về núi... lần lượt xuất bản trong khoảng thời gian này. Hình như khi đi xa người ta càng nặng lòng với con người, cảnh vật quê hương hơn.

3. Phong cách sáng tác

Viết nhiều đề tài nhưng Mai Liễu dành mối quan tâm đặc biệt cho quê hương và tình người miền núi. Mỗi bài thơ giống như một cánh cửa mở vào cõi tâm hồn trĩu nặng tình yêu thương của nhà thơ đối với quê hương, nguồn cội của mình.

Sơ đồ tư duy tác giả Mai Liễu:

Tác phẩm

1. Tìm hiểu chung

a. Xuất xứ

- Sáng tác vào tháng Giêng, năm Ất Hợi

- Trích nguồn: Thơ Mai Liễu , NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2015

b. Thể loại : thơ sáu chữ

c. Phương thức biểu đạt: biểu cảm kết hợp miêu tả

2. Giá trị nội dung, nghệ thuật

a. Giá trị nội dung

Nếu mai em về Chiêm Hóa là một trong những bài thơ tiêu biểu Mai Liễu viết về quê hương, mảnh đất Chiêm Hóa - một huyện nằm ở phía bắc của tỉnh Tuyên Quang.

b. Giá trị nghệ thuật

Lời thơ giản, dị, giàu cảm xúc, bài thơ đã cho thấy tình yêu quê hương cùng muốn được về quê sâu sắc

Sơ đồ tư duy văn bản Nếu mai em về Chiêm Hóa:


Cùng chủ đề:

Một số giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng (Trần Thị Hoa Lê)
Mưa xuân II (Nguyễn Bính)
Nam quốc sơn hà 8
Nắng mới (Lưu Trọng Lư)
Nắng mới, áo đỏ và nét cười đen nhánh (Về bài thơ "Nắng mới" của Lưu Trọng Lư) (Lê Quang Hưng)
Nếu mai em về Chiêm Hóa (Mai Liễu)
Người mẹ vườn cau (Nguyễn Ngọc Tư)
Người thầy đầu tiên (Ai - Tơ - Ma - Tốp) 8
Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam (trích, Xuân Diệu)
Nhớ đồng (Tố Hữu) 8
Những chiếc lá thơm tho (Trương Gia Hòa)