Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam (trích, Xuân Diệu) — Không quảng cáo

Tác giả, tác phẩm Văn 8 - Nội dung tác phẩm, dàn ý, bố cục, tóm tắt, phân tích, tiểu sử, phong cách và giá trị Tác giả - Tác phẩm Kết nối tri thức HK2


Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam (trích, Xuân Diệu)

Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam (trích, Xuân Diệu) bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 8

Tác giả

1. Tiểu sử

- Xuân Diệu (1916- 1985) tên khai sinh là Ngô Xuân Diệu.

- Quê: Can Lộc - Hà Tĩnh nhưng sống với mẹ ở Quy Nhơn.

- Năm 1937, Xuân Diệu ra Hà Nội học trường Luật và viết báo, là thành viên của Tự Lực Văn Đoàn

- Cuối năm 1940, ông vào Mĩ Tho (nay là Tiền Giang) làm viên chức tham tá thương chánh.

-  Năm 1942, ông quay lại Hà Nội sống bằng nghề viết văn.

-  Năm 1944, Xuân Diệu tham gia phong trào Việt Minh.

- Trong kháng chiến, Xuân Diệu di tản lên chiến khu Việt Bắc, hoạt động văn nghệ cách mạng.

- Hòa bình lập lại, Xuân Diệu về sống và làm việc tại Hà Nội đến khi mất.

2. Sự nghiệp văn học

a. Phong cách sáng tác

- Xuân Diệu đã đem đến cho thơ ca đương đại một sức sống mới, một nguồn cảm xúc mới, thể hiện một quan niệm sống mới mẻ cùng với những cách tân nghệ thuật đầy sáng tạo.

- Ông là nhà thơ của tình yêu, của mùa xuân và tuổi trẻ với một giọng thơ sôi nổi, đắm say, yêu đời thắm thiết.

b. Di sản văn học

Tác phẩm tiêu biểu: Thơ thơ (1938), Gửi hương cho gió (1945), Riêng chung (1960)... Ngoài ra ông còn viết văn xuôi và tiểu luận phê bình, nghiên cứu văn học.

3. Vị trí và tầm ảnh hưởng

- Là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới.

- Xuân Diệu là cây bút có sức sáng tạo mãnh liệt, dồi dào, bền bỉ, có đóng góp to lớn trên nhiều lĩnh vực đối với nền văn học Việt Nam hiện đại.

- Xuân Diệu xứng đáng với danh hiệu một nhà thơ lớn, một nghệ sĩ lớn, một nhà văn hóa lớn.

- Ông được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học và nghệ thuật (1996).

Sơ đồ tư duy tác giả Xuân Diệu:

Tác phẩm

1. Tìm hiểu chung

a. Xuất xứ

Xuân Diệu, Các nhà thơ cổ điển Việt Nam , tập II, NXB Văn học, Hà Nội, 1982, tr. 174 – 185)

b. Bố cục: 3 phần

- Phần 1 (từ đầu đến “ Thu điến, Thu ẩm, Thu vịnh. […]” ): Giới thiệu Nguyễn Khuyến và 3 bài thơ nức danh

- Phần 2 (tiếp đến “nghệ thuật ngôn ngữ”): Nét đặc sắc của ba bài thơ

- Phần 3 (còn lại): Đánh giá chung về ba bài thơ

c. Thể loại: nghị luận văn học

d. Phương thức biểu đạt : nghị luận

2. Giá trị nội dung, nghệ thuật

a. Giá trị nội dung

Làm rõ phong cách thơ của Nguyễn Khuyến qua các chùm thơ.

b. Giá trị nghệ thuật

- Các luận điểm chính và lý lẽ, dẫn chứng để làm sáng tỏ quan điểm, ý kiến đã nêu.

- Ngôn ngữ nghị luận giản dị, gần gũi. Cách phân tích ngọn ngành và mạch lạc, có sự so sánh với một số tác phẩm khác giúp người đọc nhanh chóng nắm bắt được vấn đề nghị luận.

- Giọng văn nhẹ nhàng, dẫn dắt người đọc tìm hiểu lần lượt ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến

Sơ đồ tư duy văn bản Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam:


Cùng chủ đề:

Nắng mới (Lưu Trọng Lư)
Nắng mới, áo đỏ và nét cười đen nhánh (Về bài thơ "Nắng mới" của Lưu Trọng Lư) (Lê Quang Hưng)
Nếu mai em về Chiêm Hóa (Mai Liễu)
Người mẹ vườn cau (Nguyễn Ngọc Tư)
Người thầy đầu tiên (Ai - Tơ - Ma - Tốp) 8
Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam (trích, Xuân Diệu)
Nhớ đồng (Tố Hữu) 8
Những chiếc lá thơm tho (Trương Gia Hòa)
Những ngôi sao xa xôi (trích, Lê Minh Khuê)
Những điều bí ẩn trong tập tính di cư của các loài chim (Đỗ Hợp tổng hợp)
Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ? (Dương Trung Quốc)