Người mẹ vườn cau (Nguyễn Ngọc Tư) — Không quảng cáo

Tác giả, tác phẩm Văn 8 - Nội dung tác phẩm, dàn ý, bố cục, tóm tắt, phân tích, tiểu sử, phong cách và giá trị Tác giả - Tác phẩm Cánh Diều HK1


Người mẹ vườn cau (Nguyễn Ngọc Tư)

Người mẹ vườn cau (Nguyễn Ngọc Tư) bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 8

Tác giả

1. Tiểu sử

- Nguyễn Ngọc Tư (1976)

- Quê quán: xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau

- Là một nhà văn, thành viên Hội Nhà văn Việt Nam

2. Sự nghiệp

- Học hết trung học cơ sở, cô xin làm việc tại một cơ quan văn nghệ báo chí ở tỉnh Cà Mau, truyện ngắn đầu tiên “Đổi thay” của cô cũng được in tại đây.

- Cái tên Nguyễn Ngọc Tư trở thành tâm điểm của hy vọng vào một nền văn trẻ đương đại, là một trong mười nhân vật trẻ xuất sắc tiêu biểu của năm 2000

- Đề tài sáng tác: các tác phẩm chỉ là những câu chuyện đời thường của những người nông dân bình dị, quê mùa nhưng lôi cuốn bởi cái nhìn đầy chân thật và nhân hậu

- Phong cách: ngôn ngữ đậm chất Nam Bộ, không hề cao sang chau chuốt mà bình dị gần gũi với cuộc sống đời thường.

- Các tác phẩm tiêu biểu: Ngọn đèn không tắt (tập truyện ngắn, 2000), Ông ngoại (tập truyện ngắn thiếu nhi, 2001), Giao thừa (2003), Cánh đồng bất tận (2005),…

Sơ đồ tư duy tác giả Nguyễn Ngọc Tư:

Tác phẩm

1. Tìm hiểu chung

a. Xuất xứ

Xa xóm Mũi , NXB Kim Đồng, Hà Nội, 2016

b. Bố cục: 3 phần:

- Phần 1 (Từ đầu đến ngủ với bà nghe ba ): Hoàn cảnh của người mẹ vườn cau.

- Phần 2 (Tiếp đến ba tôi chuyển công tác lên tỉnh ): Tình cảm của người mẹ vườn cau.

- Phần 3 (Còn lại): Ý nghĩa, giá trị, công lao của mẹ.

c. Thể loại : Truyện ngắn

d. Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.

e. Tóm tắt:

Mở đầu câu chuyện là cô giáo yêu cầu viết bài văn về mẹ, tuy nhiên nhân vật “tôi” không biết viết như nào và nhớ lại rằng ba có nhiều mẹ và mình có nhiều bà nội, trong đó, ba có một “người mẹ vườn cau”. Tiếp đó là những kỉ niệm thời nhỏ tại quê của "Người mẹ vườn cau". Con đường đến nhà bà là con đường đất, những khi trời mưa đường bùn ướt nhẹp. Nhà Nội là nhà mái lá nhỏ xíu. Nội gầy gò, cười phô cả lợi những vẫn luôn lo lắng cho các con các cháu. Hôm ấy là giỗ chú Sơn. Bữa cơm giỗ chỉ vài ba bác canh chua cá rô đồng, mắm kho, bông súng đơn giản những vẫn rất ngon và ấm áp. Khi trời tạnh mưa, mọi người ào ào kéo đến làm nhân vât “tôi” phải thắc mắc rằng tại sao bà lại có nhiều con như thế. Các chú cùng bố nhậu một bữa nhưng vẫn phải xin phép bà. Mọi người vui vẻ nói chuyện ngày xưa. “Tôi” được Nội dẫn ra vườn cau và vườn hoa quả trĩu trái. Đêm hôm ấy được bà mắc mùng cho tôi ngủ và được nghe những câu chuyện bà kể khi khó ngủ. Do ba chuyển công tác nên gia đình cũng chuyển lên phố. Mẹ nhắc chuyện lâu chưa về thăm nội nhưng bố không lo. Chỉ khi chú Biểu đến nhà, nghe câu chú nói mình bạc, bố mới thấy nằm suy nghĩ và quyết định mai về lại "Người mẹ vườn cau". Đó là những kỉ niệm về mẹ vườn cau của bố còn với mẹ của “tôi” thì chỉ "Mẹ là người sinh ra em, nuôi em lớn, ngày thường mẹ nấu cơm em ăn, giặt đồ em mặc". Bài văn tuy 4 điểm nhưng “tôi” cũng không hề buồn vì tả về mẹ đâu chỉ bằng vài câu.

2. Giá trị nội dung, nghệ thuật

a. Giá trị nội dung

Truyện nói về kí ức của tác giả về người bà nội - một người mẹ anh hùng giàu đức hy sinh và đáng thương. Qua đó, gửi gắm đến người đọc thông điệp về sự biết ơn và kính trọng những người đã hi sinh vì lí tưởng cách mạng, vì nền hòa bình độc lập và những người mẹ anh hùng.

b. Giá trị nghệ thuật

- Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, đậm chất Nam Bộ.

- Cốt truyện gần gũi, dễ dàng truyền tải nội dung.

- Ngôn từ mộc mạc, giản dị nhưng giàu cảm xúc.

Sơ đồ tư duy văn bản Người mẹ vườn cau:


Cùng chủ đề:

Mưa xuân II (Nguyễn Bính)
Nam quốc sơn hà 8
Nắng mới (Lưu Trọng Lư)
Nắng mới, áo đỏ và nét cười đen nhánh (Về bài thơ "Nắng mới" của Lưu Trọng Lư) (Lê Quang Hưng)
Nếu mai em về Chiêm Hóa (Mai Liễu)
Người mẹ vườn cau (Nguyễn Ngọc Tư)
Người thầy đầu tiên (Ai - Tơ - Ma - Tốp) 8
Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam (trích, Xuân Diệu)
Nhớ đồng (Tố Hữu) 8
Những chiếc lá thơm tho (Trương Gia Hòa)
Những ngôi sao xa xôi (trích, Lê Minh Khuê)