Nhân đa thức với đa thức — Không quảng cáo

Lý thuyết Toán lớp 7 Lý thuyết Phép nhân đa thức một biến Toán 7


Nhân đa thức với đa thức

Nhân đa thức với đa thức

Cách 1: Muốn nhân một đa thức với một đa thức, ta nhân mỗi hạng tử của đa thức này với từng hạng tử của đa thức kia rồi cộng các tích với nhau

Cách 2: Đặt tính nhân:

+ Nhân lần lượt mỗi hạng tử ở dòng dưới với đa thức ở dòng trên và viết kết quả trng một dòng riêng.

+ Viết các dòng sao cho các hạng tử cùng bậc thẳng cột với nhau để thực hiện phép cộng theo cột.

Ví dụ: Tính (x 3 – 2x 2 + x – 1)(3x – 2).

Cách 1:

(x 3 – 2x 2 + x – 1) (3x – 2)

= x 3 . (3x – 2) + (-2x 2 ) .(3x – 2) + x .(3x – 2) + (-1) . (3x – 2)

= x 3 . 3x + x 3 . (-2) + (-2x 2 ). 3x + (-2x 2 ) . (-2) + x . 3x + x. (-2) + (-1). 3x + (-1). (-2)

= 3x 4 – 2x 3 – 6x 3 + 4x 2 + 3x 2 – 2x – 3x + 2

= 3x 4 + (-2x 3 -6x 3 ) + (4x 2 + 3x 2 ) + (-2x – 3x) + 2

= x 4 + (-8x 3 ) + 7x 2 + (-5x) + 2

= x 4 – 8x 3 +7x 2 – 5x + 2

Cách 2:

Chú ý: Phép nhân đa thức cũng có các tính chất:

+ Giao hoán: A . B = B. A

+ Kết hợp: (A.B) . C = A . (B.C)

+ Phân phối đối với phép cộng: A . (B+C) = A.B + A.C


Cùng chủ đề:

Lý thuyết toán 7 chương 6. Tỉ lệ thức và đại lượng tỉ lệ
Lý thuyết toán 7 chương 7. Biểu thức đại số và đa thức một biến
Lý thuyết toán 7 chương 8. Làm quen với biến cố và xác suất của biến cố
Lý thuyết toán 7 chương 9. Quan hệ giữa các yếu tố trong một tam giác
Nghiệm của đa thức một biến
Nhân đa thức với đa thức
Nhân đơn thức với đa thức
Nhân, chia hai số hữu tỉ - Tính chất của phép nhân số hữu tỉ
Quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên
Quy tắc chuyển vế - Tìm x - Đẳng thức
Sắp xếp đa thức một biến