Phân tích nghệ thuật ngôn từ trong bài thơ Đàn ghi - Ta của Lor - Ca — Không quảng cáo

Văn mẫu 12 - Phân tích, cảm nhận, dàn ý và nghị luận lớp 12 hay nhất Tổng hợp các bài văn nghị luận về tác phẩm Đàn ghi ta c


Phân tích nghệ thuật ngôn từ trong bài thơ Đàn ghi-ta của Lor-ca

Nhà thơ Thanh Thảo một nhà thơ luôn có những nỗ lực cách tân cho nền thơ ca hiện đại.

Đề bài

Phân tích nghệ thuật ngôn từ trong bài thơ Đàn ghi-ta của Lor-ca

Lời giải chi tiết

I. Mở bài:

- Nhà thơ Thanh Thảo một nhà thơ luôn có những nỗ lực cách tân cho nền thơ ca hiện đại. Thơ ông là tiếng nói của những người tri thức nhiều suy tư, trăn trở về cuộc sống, đặc biệt là cách cảm nhận cuộc sống theo chiều sâu

- Bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca là một trong những sáng tác tiêu biểu cho kiểu tư duy thơ của Thanh Thảo: giàu suy tư, mãnh liệt, phóng túng trong xúc cảm và ít nhiều mang màu sắc tượng trưng siêu thực

- Lor-ca là một nhà cách tân nghệ thuật hiện đại. Tạo dựng hình ảnh Lor–ca,chuyển tải thông điệp tư tưởng - nghệ thuật của ông. Thanh Thảo đã sử dụng hệ thống ngôn từ nghệ thuật mới mẻ và hiện đại.

II. Thân bài

Nghệ thuật ngôn từ thể hiện trong bài thơ như giai điệu của một bản nhạc, có phần nhạc đệm của đàn ghi ta: chuỗi luyến láy trong bài thơ làm nên những tiếng ngân vang, những chùm hợp âm vĩ thanh.

- Ngôn ngữ sử dụng là ngôn ngữ tượng trưng:

+ Ngôn ngữ diễn là âm thanh theo lối tượng trưng, làm cho người đọc liên tục chuyển đổi cảm giác: âm thanh vỡ thành màu sắc (tiếng ghi ta nâu, tiếng ghi ta nâu; tiếng ghi ta lá xanh), thành hình khối (tiếng đàn bọt nước; tiếng ghi ta bọt nước vỡ tan), thành những ảnh động (tiếng ghi la ròng ròng máu chảy….)

- Những hình ảnh thơ mang màu sắc tượng trưng: giọt nước mất vầng trăng, ném lá bùa vào xoáy nước; ném trái tim mình vào lặng yên...

+ Những màu sắc gắn với cảm xúc vào suy tưởng: áo choàng đỏ gắt, áo choàng bê bết đỏ, chiếc ghi ta màu bạc...

-  Xây dựng ngôn ngữ giàu sắc thái tư từ:

+ Các hình ảnh so sánh: Chàng đi như người mộng du: tiếng đàn như cỏ mọc hoang

+ Các hình ảnh nhân hoá: vầng trăng chếch choáng; giọt nước mắt vầng trăng.

+ Các hình ảnh ẩn dụ: Đường chỉ tay đã đứt; Dòng sông rộng vô cùng

III.  Kết bài

- Đánh giá được ảnh hưởng của Lor-ca đối với Thanh Thảo trong phong cách sáng tác, thấy được sự tiếp thu sáng tạo, mới mẻ và những đóng góp của nhà thơ Thanh Thảo đối với thơ hiện đại Việt Nam qua tiếng đàn ghi-ta của Lor-ca.


Cùng chủ đề:

Phân tích nét tính cách hung bạo của con sông Đà
Phân tích nét đặc sắc về tầm khái quát nghệ thuật đồng hiện trong tác phẩm Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi
Phân tích ngắn gọn cảnh “đương đầu với đàn cá dữ”
Phân tích nghệ thuật dựng truyện trong truyện Vợ nhặt của Kim Lân
Phân tích nghệ thuật miêu tả thiên nhiên và con người trong tùy bút Người lái đò Sông Đà
Phân tích nghệ thuật ngôn từ trong bài thơ Đàn ghi - Ta của Lor - Ca
Phân tích nghệ thuật xây dựng hai chân dung phụ nữ điển hình trong truyện “Vợ nhặt” của Kim Lân
Phân tích nghệ thuật xây dựng tình huống truyện trong Chiếc thuyền ngoài xa
Phân tích nhân vật Chiến trong Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi) và nhân vật Dít trong Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành)
Phân tích nhân vật Mị trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài
Phân tích nhân vật Mị trong truyện Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài