Phân tích nhân vật Chiến trong Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi) và nhân vật Dít trong Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành) — Không quảng cáo

Văn mẫu 12 - Phân tích, cảm nhận, dàn ý và nghị luận lớp 12 hay nhất Các dạng bài nghị luận văn học liên hệ, so sánh


Phân tích nhân vật Chiến trong Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi) và nhân vật Dít trong Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành).

Dít và Chiến đều là những nữ chiến sĩ trẻ tuổi, gan góc, dũng cảm, tiêu biểu cho vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam thời chống Mĩ. Ở mỗi nhân vật đều có những vẻ đẹp riêng, hấp dẫn người đọc.

Phân tích nhân vật Chiến trong Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi) và nhân vật Dít trong Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành).

Dàn ý

Lời giải chi tiết:

1. Giới thiệu chung:

- Truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành và Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi là 2 tác phẩm xuất sắc, phản ánh cuộc chiến đấu của con người Việt Nam trong kháng chiến.

- Dít và Chiến đều là những nữ chiến sĩ trẻ tuổi,  gan góc, dũng cảm, tiêu biểu cho vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam thời chống Mĩ. Ở mỗi nhân vật đều có những vẻ đẹp riêng, hấp dẫn người đọc.

2. Phân tích các nhân vật:

a. Nhân vật Dít:

- Được xây dựng trên nguyên mẫu một người phụ nữ Tây Nguyên có “vẻ đẹp vừa lồ lộ vừa man dại” mà Nguyễn Trung Thành gặp trong một Đại hội chiến sĩ thi đua khu vực Tây Nguyên. Trong truyện, Dít được miêu tả là một thiếu nữ xinh đẹp, duyên dáng. Nhà văn đặc biệt tập trung miêu tả đôi mắt của người con gái này, một đôi mắt có hàng lông mày rậm, lúc nào cũng “mở to, bình thản, trong suốt”….

- Chưa đầy mười tuổi, Dít đã nhanh nhẹn, mưu trí lọt qua vòng vây của kẻ thù vào rừng tiếp tế cho cụ Mết và đám thanh nhiên. Bị giặc bắt, chúng bắn khủng bố tinh thần, Dít sau những phản xạ ban đầu đã trở nên kiên cường đến bất ngờ. Giữa làn đạn, con bé im bặt, đôi mắt mở to bình thản nhìn thẳng vào kẻ thù. Trước nỗi đau, nó tỏ ra mạnh mẽ, cứng cỏi một cách đặc biệt; mắt ráo hoảnh. Trong lúc cả làng còn chìm trong đau thương, Dít đã biến đau thương thành hành động; nó thức suốt đêm, gần đủ 30 lon gạo, đổ vào ruột nghé cho Tnú mang đi.

- Dít trưởng thành một cách nhanh chóng. Ba năm sau khi Tnú đi xa trở về, Dít đã trở thành bí thư chi bộ kiêm chính trị viên xã đội. Cô được về huyện dự Đại hội chiến sỹ thi đua. Trong cái đêm gặp Tnú, Dít thể hiện sự nghiêm khắc và tính kỷ luật cao của một người cộng sản.

=> Xây dựng nhân vật này, Nguyễn Trung Thành có ý đồ tạo ra một hình tượng mang ý nghĩa thay thế và tiếp nối. Dít sẽ tiếp bước chị gái mình trong cuộc chiến đấu đồng nghĩa thay thế Mai trong trái tim và cuộc đời Tnú như nhà văn từng chia sẻ “Tôi muốn Dít sẽ là mối tình sau của Tnú".

b. Nhân vật Chiến:

- Về ngoại hình là một cô gái trẻ có sức vóc, khỏe mạnh: bắp tay tròn vo sạm đỏ, màu cháy nắng, thân người to và chắc nịch, bước đi bịch bịch….Đó là hình ảnh quen thuộc của các nhân vật nữ trong sáng tác của Nguyễn Thi.

- Về tính cách: Chiến đảm đang, tháo vát, giỏi thu vén, sắp đặt mọi việc. Cô cũng là người chị yêu thương, nhường nhịn em. Đặc biệt, Chiến là hình ảnh về người phụ nữ thời chiến: giàu lòng yêu nước, căm thù gặc, có tinh thần xả thân, sẵn sàng hy sinh vì Tổ Quốc. Mười chín tuổi Chiến vào chiến trường với một câu giản dị và sâu sắc “ Đã làm thân con gái ra đi ta chỉ có một câu: nếu gặc còn thì tao mất, vậy à” …..Chú Năm từng hài lòng mà nói về đứa cháu gái của mình “ Việc nhà nó thu được gọn thì việc nước nó mở được rộng, gọn bề gia thất, đặng bề nước non”…

- Chiến được miêu tả giống má một cách đặc biệt (từ vóc dáng, hình hài đến tính cách). Hơn một lần trong câu truyện, Việt có cảm nhận chị mình “giống in như má” . Nhưng Chiến là khúc sông sau của con sông truyền thống gia đình, cô hứa hẹn sẽ đi xa hơn trong người mẹ kiên cường đã mất của mình.

3. Đánh giá:

- Cả Dít và Chiến đều mang trong mình những vẻ đẹp vừa truyền thống vừa hiện đại. Một mặt, họ là hình ảnh về người phụ nữ Việt Nam hiền lành chăm chỉ, đảm đang, tháo vát, giàu đức hy sinh… Mặt khác, họ là sản phẩm của thời đại mới, thời đại anh hùng. Sinh ra vào thời kỳ đất nước có chiến tranh, họ là những người phụ nữ cứng cáp, vững vàng, giỏi chèo chống, gánh vác……điều đáng nói là vẻ đẹp nữ tính vốn có của họ không vì thế mà mất đi.

- Hai nhân vật vừa có những điểm tương đồng, vừa có những nét khác biệt. Cách mà các nhà văn miêu tả, khắc họa họ cũng in dấu ấn riêng cho quan niệm và phong cách nghệ thuật.

Bài mẫu

Lời giải chi tiết:

Truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành và Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi là 2 tác phẩm xuất sắc, phản ánh cuộc chiến đấu của con người Việt Nam trong kháng chiến. Dít và Chiến đều là những nữ chiến sĩ trẻ tuổi, gan góc, dũng cảm, tiêu biểu cho vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam thời chống Mĩ. Ở mỗi nhân vật đều có những vẻ đẹp riêng, hấp dẫn người đọc.

Dít không phải nhân vật chính nhưng sự xuất hiện của nhân vật Dít có ý nghĩa quan trọng đối với sự sự phát triển của mạch truyện và góp phần thể hiện nội dung chủ đề của truyện ngắn. Dít là em gái của Mai, tuy phải trải qua nhiều đau thương mất mát nhưng ngay từ khi con nhỏ Dít đã bộc lộ những phẩm chất tốt đẹp và những khía cạnh anh hùng.

Ngay từ khi còn nhỏ, Dít đã tỏ ra rất gan dạ, kiên cường. Khi chứng kiến cảnh chị gái (Mai) và đứa cháu nhỏ bị giặc giết hại dã man, dù dân làng không ai kiềm được nước mắt tiếc thương thì Dít lại bình tĩnh đến lạ thường. Người con gái ấy câm lặng, không để cho mình rơi dù chỉ một giọt nước mắt, đôi mắt to ráo hoảnh, dường như Dít đang cố gắng nén lại những đau thương, để ghi nhớ những mất mát, sự tĩnh lặng bên ngoài khéo léo che giấu đi những đau đớn, lòng căm thù sôi sục bên trong.

Sự gan dạ hơn người của Dít còn được thể hiện trực tiếp thông qua tình huống đối mặt với kẻ thù. Khi bị quân giặc đe dọa Dít không hề sợ hãi mà vẫn cố gắng bò theo máng nước đem gạo cho cụ Mết và thanh niên. Ngay cả khi bị giặc bắt, bị tra tấn hay khi bị mang ra làm “tấm bia sống” thì Dít vẫn nhìn chúng bằng đôi mắt bình thản đến lạ lùng. Đó là bản lĩnh tuyệt vời của người anh hùng, hình ảnh của Dít gợi cho chúng ta liên tưởng đến những nữ anh hùng vẻ vang một thời là bà Trưng, bà Triệu, Võ Thị Sáu….

Trong cuộc đời của mình, Dít đã phải trải qua nhiều đau thương, mất mát khi chứng kiến chị gái, bà con bị giặc giết hại. Thế nhưng những đau thương ấy không làm Dít gục ngã mà làm cho Dít trở nên mạnh mẽ, kiên cường hơn. Từ rất sớm Dít đã tham gia vào cách mạng, tích cực hoạt động dẫn dắt bà con làm cách mạng. Khi trở thành cô bí thư chi bộ kiêm chính trị viên xã đội Dít đã rất nghiêm túc, chững chạc được nhiều người yêu mến. Dít sống tình cảm nhưng vẫn nghiêm túc và kỉ luật trong những công việc chung, dù rất mong và nhớ T nú nhưng khi T nú về thăm làng, Dít vẫn yêu cầu T nú trình báo giấy phép của cấp trên.

Dít là tấm gương anh hùng được người dân làng Xô Man yêu quý và tin tưởng. Trong suy nghĩ của bé Heng, chị Dít nói gì cũng đúng và cần thực hiện nghiêm chỉnh, ta có thể thấy điều này thông qua lời nói của Heng với T nú “…rửa chân đi, nhưng đừng uống nước lạnh, về chị Dít phê bình cho đấy”.

Qua nhân vật Dít, nhà văn Nguyễn Trung Thành không chỉ thể hiện sự yêu mến, kính trọng đối với những người phụ nữ Tây Nguyên mà còn cho thấy vai trò to lớn của họ trong cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc.

Giữa những tháng năm điêu tàn trong khói lửa, nhân dân ta phải tắm trong bể máu tội ác của kẻ thù ,Chiến hiện lên đúng như hình tượng người phụ nữ miền nam anh dũng, kiên cường trong kháng chiến. Người phụ nữ đã xuất sắc được Chủ tịch Hồ Chí Minh trao tặng tám chữ vàng :" anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang". Nam bộ chính là miền đất điển hình của những người phụ nữ ấy mà trong tác phẩm của mình Nguyễn Đình Thi đã ca ngơi như :" Chị Út Tịch" trong tác phẩm Người mẹ cầm súng... nhân vật Chiến trong truyện ngắn "Những đứa con trong gia đình ", có thể nói NGuyễn Thi là một trong những nhà văn thành công nhất khi viết về hình tượng người phụ nữ Nam bộ " giỏi việc nước, đảm việc nhà " trong cuộc kháng chiến chống Mĩ anh dũng, kiên cường trước kẻ thù, nhân hậu đảm đang trong gia đình. Nhân vật Chiến cũng vậy, ba má đều chết trong chiến tranh, CHiến đã thay má nuôi nấng và dạy dỗ các em không những vậy Chiến còn tham gia du kích từ khi còn nhỏ, hăng hái tòng quân giết giặc.

Cũng như nhân vật Việt, Chiến sinh ra và lớn lên trong mối thù nhà, nợ nước: ông nội, ba má đêu chết trong chiến tranh. Ba của Chiến bị kẻ thù chặt đầu , má Chiến đã mang rổ đi đòi đầu chồng. Chính bà cũng chết khi đi lấy đàu đạn làm thuốc súng cho du kích. Một hoàn cảnh éo le, bất hạnh Chiến phải thay ba má trông nom các em. Chính trong cái hoàn cảnh này càng hun đúc thêm tinh thần cách mạng, lòng căm thù giặc của CHiến cũng vì thế mà tính cách điển hình của người phụ nữ Việt Nam nói chung và người phụ nữ Nam Bộ nói riêng càng ăn sâu vào trong tiềm thức của chi.

Trong truyện ngắn Nguyễn Đình Thi đã xây dựng nhân vật Chiến có tính ác trẻ cpn, được thể hiện như "tranh đi bộ đội với em, trah bắt ếch nhưng Chiến không chỉ giỏi việc nước, là một nữ du kích có tiếng mà còn đảm đang việc nhà. Chiến cùng một lúc đã vừa làm ba , vừa làm má để chăm lo, lấp đày khoảng trống ấy cho các em. rong truyện ngắn, nhân vật Chiến hiện lên với vóc dáng của một con người lao động "hai bắp tay tròn vo xạm màu đỏ cháy nắng". Ở Chiến có nét gì đó giống người mẹ của cô. Đã ba lần Việt thấy chị Chiến giống mẹ, giống ở điệu bộ, cử chỉ, lời nói cách lo liệu công việc, chính chị cũng cảm giác hòa vào với mẹ.Theo lời chú Năm, cô "không khác mẹ một chút nào". . Cô có đức tính kiên trì, chịu khó, chỉ nội một việc bỏ ăn để ngồi đánh vần cuốn sổ gia đình suốt từ trưa cho tới lúc trời chạng vạng đã đủ chứng tỏ điều đó. Cô cũng thừa hưởng ở mẹ đức tính gan góc. Trong ngày tòng quân, cô nói với em : "Tao đã thưa với chú Năm rồi. Đã làm thân con gái ra đi thì tao chỉ có một câu : Nếu giặc còn thì tao mất, vậy à !". ở cô, khả năng vun vén, thu xếp gia đình cũng thể hiện rất rõ. Trước khi cùng em đi bộ đội, mọi chuyện nhà đã được cô xếp đặt đâu vào đó, tỉ mỉ, chu đáo, "nói nghe thiệt gọn" khiến cho chú Năm cũng phải có chút sững sờ, "nhìn hai cháu thiệt lâu" rồi nói : "Khôn ! Việc nhà nó thu được gọn thì việc nước nó mở được rộng, gọn bề gia thế, đặng bề nước non. Con nít chúng bây kì đánh giặc này khôn hơn chú hồi trước". Câu nói của chú Năm thể hiện sự yên tâm của thế hệ trước đối với lớp người sau. Rõ ràng, họ đã trưởng thành, có thể gánh vác được những việc lớn của đất nước.Còn nữa, trước khi tòng quân, Chiến còn lo lắng, thu xếp việc gia đình, Chiến nói với Việt :"năm công ruộng...mần nghen". Có ai đời bàn thờ cũng mang đi gửi ? ấy vậy mà trông truyện ngắn này Nguyễn Thi đã đẩy cái cùng cực, tội ác của lũ cướp nước lên đến đỉnh điểm khi để 2 chị em Chiến đem gửi chú Năm bàn thờ của ba má.

Chiến tham gia du kích từ khi còn nhỏ, mọi công lao đều có thể nhường cho em nhưng cương quyết tranh đi tòng quân với em không phải là vì Chiến sợ em đi sẽ cướp hết công của mình mà Chiến biết, chiến ý thức được sự tàn khốc của chiến tranh và hơn hết là tình thương dành cho em. Chiến sợ súng đạn vô tình, sợ nguy hiểm đến với Việt, lại một lần nữa đức tính tốt đẹp của người phụ nữ được nâng lên.

Hiện lên thật bình dị, Chiến đã để lạ nhiều xúc cảm trong lòng bạn đọc. Hình ảnh  với tính cách đặc trưng của nguòi phụ nữ Việt Nam nói chung và người phụ nữ Nam bộ nói riêng" đảm việc nước, giỏi việc nhà". Chính những con người bình thường ấy đã góp phần làm lên thắng lợi vĩ đại của dân tộc.

Cả Dít và Chiến đều mang trong mình những vẻ đẹp vừa truyền thống vừa hiện đại. Một mặt, họ là hình ảnh về người phụ nữ Việt Nam hiền lành chăm chỉ, đảm đang, tháo vát, giàu đức hy sinh… Mặt khác, họ là sản phẩm của thời đại mới, thời đại anh hùng. Sinh ra vào thời kỳ đất nước có chiến tranh, họ là những người phụ nữ cứng cáp, vững vàng, giỏi chèo chống, gánh vác……điều đáng nói là vẻ đẹp nữ tính vốn có của họ không vì thế mà mất đi.

Hai nhân vật vừa có những điểm tương đồng, vừa có những nét khác biệt. Cách mà các nhà văn miêu tả, khắc họa họ cũng in dấu ấn riêng cho quan niệm và phong cách nghệ thuật. Nhân vật Dít và nhân vật Chiến nói riêng và hai tác phẩm nói chung sẽ còn in đậm trong tâm trí độc giả hôm nay và mai sau.

Nguồn: Sưu tầm


Cùng chủ đề:

Phân tích nghệ thuật dựng truyện trong truyện Vợ nhặt của Kim Lân
Phân tích nghệ thuật miêu tả thiên nhiên và con người trong tùy bút Người lái đò Sông Đà
Phân tích nghệ thuật ngôn từ trong bài thơ Đàn ghi - Ta của Lor - Ca
Phân tích nghệ thuật xây dựng hai chân dung phụ nữ điển hình trong truyện “Vợ nhặt” của Kim Lân
Phân tích nghệ thuật xây dựng tình huống truyện trong Chiếc thuyền ngoài xa
Phân tích nhân vật Chiến trong Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi) và nhân vật Dít trong Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành)
Phân tích nhân vật Mị trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài
Phân tích nhân vật Mị trong truyện Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài
Phân tích nhân vật Mị trong truyện Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài
Phân tích nhân vật Mị trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” của nhà văn Tô Hoài
Phân tích nhân vật Mị và A Phủ giai đoạn ở Hồng Ngài trong Vợ chồng A Phủ để làm nổi bật giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm