Soạn bài Bức thư của thủ lĩnh da đỏ SGK Ngữ văn 8 tập 1 Chân trời sáng tạo - chi tiết
Theo em, vì sao thiên nhiên được ví như bà mẹ của muôn loài?
Nội dung chính
Bức thư của thủ lĩnh da đỏ đã đặt ra được một vấn đề bức xúc, có ý nghĩa to lớn đối với toàn nhân loại: Con người phải sống hòa hợp với thiên nhiên, phải chăm lo bảo vệ môi trường và thiên nhiên như bảo vệ mạng sống của mình. |
Chuẩn bị đọc
(trang 58, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Theo em, vì sao thiên nhiên được ví như bà mẹ của muôn loài?
Phương pháp giải:
Vận dụng những kiến thức về thiên nhiên, thế giới và cuộc sống
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Thiên nhiên được ví như bà mẹ của muôn lời bởi con người hay động thực vật đều được nuôi dưỡng bởi các yếu tố tự nhiên, và thiên nhiên sinh ra vạn vật, nuôi dưỡng vạn vật.
Bởi con người hay động thực vật đều được nuôi dưỡng bởi các yếu tố tự nhiên
Thiên nhiên được ví như bà mẹ của muôn loài vì: Tất cả muôn loài kể cả con người đều được thiên nhiên nuôi dưỡng trong hàng triệu năm để có được như bây giờ.
Theo em, bởi vì tất cả muôn loài kể cả con người đều được thiên nhiên nuôi dưỡng trong hàng triệu năm để có được như bây giờ.
Trải nghiệm cùng VB 1
Câu 1 (trang 59, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Các hình ảnh so sánh, liên tưởng trong đoạn văn này gợi ý nghĩa gì?
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức đọc hiểu
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Các hình ảnh so sánh, liên tưởng trong đoạn văn nhằm nhấn mạnh rằng họ và thiên nhiên là gia đình, là ruột thịt, là những gì gắn bó, thân thương nhất.
Ý nghĩa: họ và thiên nhiên là gia đình, là ruột thịt, là những gì gắn bó, thân thương nhất.
Các hình ảnh so sánh, liên tưởng trong đoạn văn này cho ta thấy mảnh đất và con người nơi đây như hòa chung cùng một nhịp, mang ý nghĩa như tình thân gia đình.
Các hình ảnh so sánh, liên tưởng trong đoạn văn này cho thấy tình cảm yêu quê hương đất nước của người da đỏ, nhấn mạnh sự yêu quê hương, gắn bó với quê hương của người da dỏ hơn người da trắng.
Trải nghiệm cùng VB 2
Câu 2 (trang 60, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Việc lặp lại giả định “Nếu … bán cho Ngài mảnh đất này” có ý nghĩa gì?
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức đọc hiểu
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Việc lặp lại giả định “Nếu … bán cho Ngài mảnh đất này” có ý nghĩa nhấn mạnh những mong muốn cao cả của nhân vật “tôi” về sự đảm bảo rằng phải giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên
Nhấn mạnh những mong muốn phải giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên
Việc lặp lại giả định “Nếu… bán cho Ngài mảnh đất này” có ý nghĩa nhấn mạnh mảnh đất này là mảnh đất vô cùng thiêng liêng và quý trọng đối với người dân nơi đây, nếu ngài của mua nó hãy tôn trọng và giữ gìn nó như cách mà họ đã và đang làm.
- Lặp lại sự đối lập giữa người da đỏ và da trắng. Sự lặp lại tăng hiệu quả nhấn mạnh, làm nổi bật sự khác biệt trong cách sống và trong thái độ với thiên nhiên.
Đối với người da đỏ thì mảnh đất này rất quan trọng với họ, nó thiêng liêng cao quý vì thế người cần phải biết giữ gìn nó.
Suy ngẫm và phản hồi 1
Câu 1 (trang 61, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Xác định hệ thống luận điểm, lí lẽ, bằng chứng của văn bản.
Phương pháp giải:
Vận dụng kĩ năng đọc hiểu
Lời giải chi tiết:
Cách 1
* Luận điểm 1: Kí ức của người da đỏ gợi nhắc những điều thiêng liêng:
- Mảnh đất của người da đỏ vô cùng thiêng liêng, là người mẹ của người da đỏ.
- Bông hoa là người chị, người em.
- Dòng nước là máu của tổ tiên người da đỏ
- Những tiếng thì thầm của dòng nước chính là những tiếng nói của cha ông với thế hệ sau.
=> Với nghệ thuật nhân hóa và so sánh, tác giả đã nhấn mạnh tình yêu thiên nhiên, sự gắn bó của người da đỏ với đất đai, môi trường.
* Luận điểm 2: Người da trắng và người da đỏ có sự khác nhau trong cách đối xử với đất đai và thiên nhiên
- Đối với người da trắng:
+ Đất đai là kẻ thù, khi chinh phục được sẽ càng lấn tới.
+ Họ đối xử với đất và trời như những hàng hóa, tước đoạt được rồi lại bán đi.
+ Người da trắng không có nơi yên tĩnh, không quan tâm đến bầu không khí họ đang hít thở.
- Đối với người da đỏ:
+ Đất đai là mẹ nên họ vô cùng trân quý.
+ Họ rất biết trân trọng không khí.
+ Đối xử với muôn loài như người anh em.
=> Với nghệ thuật đối lập, tác giả đã thể hiện thái độ bảo vệ đất đai và bảo vệ môi trường tự nhiên.
* Luận điểm 3: Người da đỏ đưa ra kiến nghị để bảo vệ đất đai và thiên nhiên:
- Người da trắng phải đối xử với muông thú như những người anh em.
- Phải dạy con cháu biết quý trọng đất đai.
=> Sử dụng những từ ngữ dứt khoát, đanh thép, hào hùng để khẳng định sự cần thiết phải bảo vệ đất đai và thiên nhiên.
Luận điểm |
Lí lẽ, bằng chứng |
Luận điểm 1 : Kí ức của người da đỏ gợi nhắc những điều thiêng liêng |
- Mảnh đất của người da đỏ vô cùng thiêng liêng, là người mẹ của người da đỏ. - Bông hoa là người chị, người em. - Dòng nước là máu của tổ tiên người da đỏ - Những tiếng thì thầm của dòng nước chính là những tiếng nói của cha ông với thế hệ sau. => Với nghệ thuật nhân hóa và so sánh, tác giả đã nhấn mạnh tình yêu thiên nhiên, sự gắn bó của người da đỏ với đất đai, môi trường. |
Luận điểm 2 : Người da trắng và người da đỏ có sự khác nhau trong cách đối xử với đất đai và thiên nhiên |
- Đối với người da trắng: + Đất đai là kẻ thù, khi chinh phục được sẽ càng lấn tới. + Họ đối xử với đất và trời như những hàng hóa, tước đoạt được rồi lại bán đi. + Người da trắng không có nơi yên tĩnh, không quan tâm đến bầu không khí họ đang hít thở. - Đối với người da đỏ: + Đất đai là mẹ nên họ vô cùng trân quý. + Họ rất biết trân trọng không khí. + Đối xử với muôn loài như người anh em. => Với nghệ thuật đối lập, tác giả đã thể hiện thái độ bảo vệ đất đai và bảo vệ môi trường tự nhiên |
Luận điểm 3 : Người da đỏ đưa ra kiến nghị để bảo vệ đất đai và thiên nhiên |
- Người da trắng phải đối xử với muông thú như những người anh em. - Phải dạy con cháu biết quý trọng đất đai. => Sử dụng những từ ngữ dứt khoát, đanh thép, hào hùng để khẳng định sự cần thiết phải bảo vệ đất đai và thiên nhiên. |
Hệ thống luận điểm, lí lẽ, bằng chứng của văn bản là:
- Luận điểm 1: Những điều thiêng liêng trong kí ức của người da đỏ
+ Lí lẽ, bằng chứng:
• Mảnh đất là người mẹ, bông hoa là người chị, người em.
• Dòng nước là máu của tổ tiên.
• Tiếng thì thầm của dòng nước là tiếng nói của cha ông.
- Luận điểm 2: Những lo lắng của người da đỏ nếu bán đất cho người da trắng
+ Lí lẽ, bằng chứng:
• Họ sẽ lấy đi trong lòng đất những gì họ cần.
• Lòng thèm khát của họ sẽ ngấu nghiến đất đai.
• Họ chẳng để ý đến bầu không khí mà họ hít thở.
- Luận điểm 3: Kiến nghị của người da đỏ
+ Lí lẽ, bằng chứng:
• Hãy khuyên bảo chúng đất là mẹ.
Luận điểm 1. Những điều thiêng liêng trong kí ức người da đỏ.
- Đối với người da đỏ, mỗi tấc đất là thiêng liêng. Mảnh đất là bà mẹ của người da đỏ
- Những bông hoa là người chị, người em của người da đỏ.
- Tiếng thì thầm của dòng nước chính là tiếng nói của cha ông chúng tôi.
=> Tác giả sử dụng phép so sánh, nhân hóa. Cho thấy tình yêu thiên nhiên, gắn bó của người da đỏ.
Luận điểm 2. Sự khác nhau giữa người da đỏ và người da trắng trong cách đối xử giữa đất đai và thiên nhiên.
- Đối với người da trắng:
+ Họ coi mảnh đất này là kẻ thù và khi chinh phục được thì họ sẽ lấn tới.
+ Ở thành phố người da trắng không có nơi nào yên tĩnh.
+ Người da trắng không để tâm đến bầu không khí họ đang hít thở.
- Người da đỏ: Họ ưa những âm thanh êm ái của những cơn gió thoảng qua trên mặt hồ.
+ Đối với họ không khí là quý giá.
+ Người da trắng phải đối xử với các muông thú như những người anh em
- Nghệ thuật đối lập với cách cư xử của người da trắng và người da vàng đối với thiên nhiên, đất đai.
- Người da đỏ phải kính trọng đất đai.
- Điều gì sẽ xảy ra với đất đai tức là xảy ra đối với những đứa con của Đất. Điều gì con người làm cho tổ sống tức làm cho chính mình. -> Giọng điệu mạnh mẽ, dứt khoát.
Suy ngẫm và phản hồi 2
Câu 2 (trang 61, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Văn bản chủ yếu hướng đến luận đề nào dưới đây? Lí giải dựa vào hệ thống luận điểm, lí lẽ, bằng chứng của văn bản.
a. Hồi đáp lời đề nghị mua đất của Tổng thống Mỹ
b. Mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về luận đề trong văn nghị luận
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Văn bản chủ yếu hướng đến luận đề b. Mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên . Bắt đầu từ mong muốn mua lại vùng đất của người da đỏ của Tổng thống Mĩ Phreng – klin. Sau đó, thủ lĩnh người da đỏ Xi-át-tơn đã viết bức thư trả lời yêu cầu này và nhấn mạnh mối quan hệ của con người và thiên nhiên, con người phải bảo vệ đất đai, bảo vệ thiên nhiên chính là bảo vệ mạng sống của mình. Nhấn mạnh tất cả chúng ta phải có ý thức bảo vệ thiên nhiên, đặc biệt là người da trắng.
- Luận đề b. Mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên .
- Bắt đầu từ mong muốn mua lại vùng đất của người da đỏ của Tổng thống Mĩ Phreng – klin.
- Sau đó, thủ lĩnh người da đỏ Xi-át-tơn đã viết bức thư trả lời yêu cầu này.
Văn bản chủ yếu hướng đến luận đề: Mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên. Vì:
- Luận điểm 1: Những điều thiêng liêng trong kí ức của người da đỏ
+ Lí lẽ, bằng chứng:
• Mảnh đất là người mẹ, bông hoa là người chị, người em.
• Dòng nước là máu của tổ tiên.
• Tiếng thì thầm của dòng nước là tiếng nói của cha ông.
- Luận điểm 2: Những lo lắng của người da đỏ nếu bán đất cho người da trắng
+ Lí lẽ, bằng chứng:
• Họ sẽ lấy đi trong lòng đất những gì họ cần.
• Lòng thèm khát của họ sẽ ngấu nghiến đất đai.
• Họ chẳng để ý đến bầu không khí mà họ hít thở.
- Luận điểm 3: Kiến nghị của người da đỏ
+ Lí lẽ, bằng chứng:
• Phải biết quý trọng đất đai.
• Hãy khuyên bảo chúng đất là mẹ.
Văn bản chủ yếu hướng đến luận đề Mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên. Qua bức thư trả lời yêu cầu mua đất của Tổng thống Mĩ Phreng – klin, thủ lĩnh người da đỏ Xi-át-tơn, đã đặt ra một vấn đề có ý nghĩa toàn nhân loại: Con người phải sống hòa hợp với thiên nhiên, phải chăm lo bảo vệ môi trường và thiên nhiên như bảo vệ mạng sống của chính mình.
Suy ngẫm và phản hồi 3
Câu 3 (trang 61, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Phân tích mối liên hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng.
Phương pháp giải:
Vận dụng kĩ năng đọc hiểu
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Mối liên hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng có mối liên hệ chặt chẽ, không tách rời. Hệ thống các luận điểm giúp làm sáng tỏ luận đề, các lí lẽ và dẫn chứng giúp tăng tính mạch lạc, logic và tăng tính thuyết phục, xác đáng.
Mối liên hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng có mối liên hệ chặt chẽ, không tách rời.
- Luận đề thể hiện ngay trong nhan đề văn bản là vấn đề chính được nêu ra để bàn luận.
- Luận điểm là những ý kiến thể hiện quan điểm của người viết về luận đề.
Các luận điểm trong bài văn nghị luận cần được liên kết chặt chẽ với nhau, nhưng cũng phải rành mạch, không trùng lặp. Luận điểm nêu trước chuẩn bị cơ sở cho luận điểm nêu sau để dẫn tới kết luận. Lí lẽ và bằng chứng chứng minh cho luận điểm, luận điểm chứng minh cho luận đề.
Suy ngẫm và phản hồi 4
Câu 4 (trang 61, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Em hãy xác định câu văn thể hiện bằng chứng khách quan và ý kiến, đánh giá chủ quan của người viết trong đoạn trích sau:
Tôi là kẻ hoang dã, tôi không hiểu bất cứ một cách sống nào khác. Tôi đã chứng kiến cả ngàn con trâu rừng bị chết dần chết mòn trên những cánh đồng trơ trọi vì bị người da trắng bắn mỗi khi có đoàn tàu chạy qua. Tôi là kẻ hoang dã, tôi không hiểu nổi tại sao một con ngựa sắt nhả khói lại quan trọng hơn nhiều con trâu rừng mà chúng tôi chỉ giết để duy trì cuộc sống. Con người là gì, nếu cuộc sống thiếu những con thú?
Phương pháp giải:
Vận dụng bằng chứng khách quan và ý kiến, đánh giá chủ quan của người viết
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Câu văn thể hiện bằng chứng khách quan của người viết: Tôi đã chứng kiến cả ngàn con trâu rừng bị chết dần chết mòn trên những cánh đồng trơ trọi vì bị người da trắng bắn mỗi khi có đoàn tàu chạy qua
Ý kiến, đánh giá chủ quan của người viết trong đoạn trích: Tôi là kẻ hoang dã, tôi không hiểu bất cứ một cách sống nào khác.; Tôi là kẻ hoang dã, tôi không hiểu nổi tại sao một con ngựa sắt nhà khói lại quan trọng hơn nhiều con trâu rừng mà chủng tôi chỉ giết để duy trì cuộc sống.
Bằng chứng khách quan: “ Tôi đã chứng kiến cả ngàn con trâu rừng bị chết dần chết mòn trên những cánh đồng trơ trọi vì bị người da trắng bắn mỗi khi có đoàn tàu chạy qua ”
Ý kiến, đánh giá chủ quan: “ Tôi là kẻ hoang dã, tôi không hiểu bất cứ một cách sống nào khác.; Tôi là kẻ hoang dã, tôi không hiểu nổi tại sao một con ngựa sắt nhà khói lại quan trọng hơn nhiều con trâu rừng mà chủng tôi chỉ giết để duy trì cuộc sống ”
Câu văn thể hiện bằng chứng khách quan và ý kiến, đánh giá chủ quan của người viết trong đoạn trích là: Tôi là kẻ hoang dã, tôi không hiểu bất cứ một cách sống nào khác.
C âu văn thể hiện bằng chứng khách quan: Tôi đã chứng kiến cả ngàn con trâu rừng bị chết dần chết mòn trên những cánh đồng trợ trọi vì bị người da trắng bắn mỗi khi có đoàn tàu chạy qua
Ý kiến, đánh giá chủ quan của người viết trong đoạn trích: Tôi là kẻ hoang dã, tôi không hiểu bất cứ một cách sống nào khác.; Tôi là kẻ hoang đã, tôi không hiểu nổi tại sao một con ngựa sắt nhà khói lại quan trọng hơn nhiều con trâu rừng mà chủng tôi chỉ giết để duy trì cuộc sống.
Suy ngẫm và phản hồi 5
Câu 5 (trang 62, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Em hiểu như thế nào về ý kiến: “Đất là Mẹ. Điều gì xảy ra với đất đai tức là xảy ra đối với những đứa con của Đất”? Tìm một số ví dụ từ thực tế để chứng minh cho cách hiểu của em.
Phương pháp giải:
Vận dụng kĩ năng đọc hiểu
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Ý kiến: “Đất là Mẹ. Điều gì xảy ra với đất đai tức là xảy ra đối với những đứa con của Đất?" của thủ lĩnh Xi-át-tơn được hiểu như sau: Con người sinh ra và lớn lên trên chính mảnh đất này. Những tài nguyên có được cũng là từ đất. Nhờ có đất mà cây cối, muôn thú sinh sống và cung cấp thực phẩm cho con người. Nếu không có đất, thì không còn nơi trú ngụ cho muôn loài, không còn nơi để trồng trọt chăn nuôi, đồng nghĩa với việc con người cũng sẽ chết. Trong bức thư, thủ lĩnh Xi-át-tơn đã nói việc bán đất cho người da trắng rồi họ lấy hết tài nguyên, bỏ lại đằng sau là những hoang mạc. Như vậy, thì những đứa con của đất sẽ ra sao? Vì vậy, mỗi con người cần phải sống chan hòa với thiên nhiên, bảo vệ tấc đất, tấc vàng chính là bảo vệ mạng sống của chính con người.
Ví dụ thực tế: Đất là tài nguyên vô giá, sản sinh và nuôi dưỡng con người, động thực vật, hãy tưởng tượng một ngày không còn một chút đất nào trên toàn thế giới thì tất thảy sự vật đều sẽ bị chết dần chết mòn, không còn gì có thể tồn tại.
- Ý kiến được hiểu như sau: Con người sinh ra và lớn lên trên chính mảnh đất này. Những tài nguyên có được cũng là từ đất. Nếu không có đất, thì không còn nơi trú ngụ cho muôn loài, không còn nơi để trồng trọt chăn nuôi, đồng nghĩa với việc con người cũng sẽ chết.
- Ví dụ: Đất là tài nguyên vô giá, sản sinh và nuôi dưỡng con người, động thực vật.
- Em hiểu ý kiến: “Đất là Mẹ. Điều gì xảy ra với đất đai tức là xảy ra đối với những đứa con của Đất” có nghĩa là:
Đất là “Mẹ” bao dung, ban cho “những đứa con” của đất là chúng ta cái “tổ sống”: trú ngụ, trồng trọt… “Những đứa con” của đất khi đó chỉ biết dựa vào bà mẹ thiên nhiên của mình để sinh tồn: nơi để trú ngụ, để trồng trọt, chăn nuôi tạo nên mùa màng hoa trái, cảnh quan thiên nhiên để con người thưởng ngoạn…
- Một số ví dụ thực tế chứng minh:
+ Có đất chúng ta mới có thể xây nhà làm nơi sinh sống, trú ngụ.
+ Có đất mới có thể trồng trọt từ đó có cái ăn cái uống.
+…
Thủ lĩnh Xi-át-tơn đã nói đúng. Bởi vì con người ta, từ thuở khai thiên lập địa, đất chính là mẹ nuôi sống ta. Chúng ta khai thác những tài nguyên mà mẹ đất ban tặng để làm giàu cho chính mình. Trên các lục địa mấy nghìn năm trước, tổ tiên ta lập quốc, dựng thành. Mẹ đất che chở và nuôi dưỡng những mầm sống đầu tiên.Nhưng, ta lại vô tình tước đi những gì đẹp nhất từ mẹ. Những con người với lòng tham vô đáy của họ đã ngấu nghiến đất đai, coi đất như vật mua bán. Họ lấy hết tài nguyên của đất rồi bỏ lại đằng sau những bãi hoang mạc.Qua một giọng văn đầy sức truyền cảm và lối sử dụng phép so sánh, nhân hoá và điệp ngữ phong phú của mình, thủ lĩnh Xi-át-tơn đã đặt ra một vấn đề có ảnh hưởng toàn nhân loại: Con người phải sống chan hoà với thiên nhiên, phải chăm lo và bảo vệ cho thiên nhiên như bảo vệ mạng sống của mình.
Suy ngẫm và phản hồi 6
Câu 6 (trang 62, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Đoạn văn nào trong bức thư để lại cho em ấn tượng mạnh nhất? Chia sẻ ấn tượng của em với các bạn trong lớp
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức đọc hiểu, hiểu biết cá nhân
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Đoạn văn trong bức thư để lại cho em ấn tượng mạnh nhất là: “Đối với đồng bào tôi, mỗi tấc đất là thiêng liêng, mỗi lá thông óng ánh, mỗi bờ cát, mỗi hạt sương long lanh trong những cánh rừng rậm rạp, mỗi bãi đất hoang và tiếng thì thầm của côn trùng là những điều thiêng liêng trong ký ức và kinh nghiệm của đồng bào tôi. Những dòng nhựa chảy trong cây cối cũng mang trong đó ký ức của người da đỏ” .
Đoạn này ấn tượng bởi đoạn văn này nói đến sự thiêng liêng của đất với muôn loài. Đoạn văn còn miêu tả về thiên nhiên nơi người da đỏ đang sinh sống thật đẹp đẽ với lá thông óng ánh, bờ cát, hạt sương long lanh, bãi đất hoang, tiếng thì thầm của côn trùng,… Tất cả cho thấy thiên nhiên trên mảnh đất người da đỏ sinh sống vô cùng tươi đẹp. Đoạn văn thể hiện lòng yêu thương quê hương, đất nước, yêu từng tấc đất, hạt sương trên mảnh đất quê hương mình của tác giả nói riêng và người da đỏ nói chung. Người da đỏ yêu đất như yêu cuộc sống tươi đẹp của họ, biết ơn đất mẹ.
Đoạn em ấn tượng mạnh nhất là: “Đối với đồng bào tôi, mỗi tấc đất là thiêng liêng, mỗi lá thông óng ánh, mỗi bờ cát, mỗi hạt sương long lanh trong những cánh rừng rậm rạp, mỗi bãi đất hoang và tiếng thì thầm của côn trùng là những điều thiêng liêng trong ký ức và kinh nghiệm của đồng bào tôi. Những dòng nhựa chảy trong cây cối cũng mang trong đó ký ức của người da đỏ” bởi đoạn văn này nói đến sự thiêng liêng của đất với muôn loài.
- Đoạn văn trong bức thư để lại cho em ấn tượng mạnh nhất là: “Không khí quả là quý giá với người da đỏ… hương hoa đồng cỏ”.
→ Đọc đến đoạn này chúng ta càng hiểu rõ hơn về sự giao thoa giữa con người và thiên nhiên, mối quan hệ gắn bó tưởng chừng như không thể tách rời ấy đã động vào trái tim của người đọc, người nghe một cảm xúc thiêng liêng khó tả.
"Đất là mẹ". Luận điểm quan trọng này chạy suốt bài văn, và riêng ở phần đầu bức thư, nó mở ra một quan niệm hoàn toàn mới mẻ. Vì sao "mỗi tấc đất là thiêng liêng", nghĩa là một khái niệm vật chất đã được tinh thần hoá ? Vì một mặt, "mỗi lá thông óng ánh, mỗi bờ cát, mỗi hạt sương..." đối với người dân da đỏ đã trở nên không khí trong lành để sống, để hít thở hằng ngày. Và một mặt khác, nó là trí tuệ, là khái niệm. Đất vừa là không gian vừa là thời gian, và tất cả điều này đã trở nên máu thịt : "Những dòng nhựa chảy trong cây cối cũng mang trong đó kí ức của người da đỏ". Câu văn chân thành như một lời tâm niệm, một tiếng nói trung thực tha thiết của lương tâm. Hình ảnh bà mẹ trở đi trở lại nhiều lần ở đoạn văn nhằm khẳng định quan hệ huyết thống, mà khi đã có quan hệ huyết thống thì không thể chia cắt, tách rời : "Chúng tôi là một phần của mẹ, và mẹ cũng là một phần của chúng tôi". Người với bông hoa là chị, là em : người với mỏm đá, vũng nước,... đều cùng chung một gia đình. Dòng nước đâu chỉ là những giọt nước, nó là "máu của tổ tiên chúng tôi". Tiếng thì thầm của nó chính là "tiếng nói của cha ông chúng tôi". Luận điểm quan trọng này một mặt phản ánh quan hệ cộng sinh giữa con người với môi trường sống từ buổi sơ khai, nhưng một mặt nó xác nhận một quy luật trường tồn: con người muốn tồn tại, phải dựa vào thiên nhiên để tồn tại. Và như thế, đồng thời nó dự báo những nguy cơ : con người sẽ tự huỷ diệt nếu những khế ước thiêng liêng giữa con người với môi trường đã được thiết lập một cách tự nhiên bị xâm phạm. Và không dưới hai lần, khế ước tinh thần ấy được gọi tên một cách nôm na là "kí ức của người da đỏ".
Suy ngẫm và phản hồi 7
Câu 7 (trang 62, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Theo em, con người cần ứng xử như thế nào với tài nguyên thiên nhiên và sự sống của muôn loài? Trình bày ý kiến của em về vấn đề này bằng một đoạn văn khoảng 150 chữ.
Phương pháp giải:
Vận dụng kỹ năng tạo lập văn bản
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Thiên nhiên có vai trò rất quan trọng đối với tất cả con người cũng như tất cả những sinh vật sống trên trái đất. Để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường sống đòi hỏi toàn xã hội và nhất là mỗi người chúng ta phải nâng cao nhận thức để cùng hiểu biết về môi trường sống xung quanh mình. Bảo vệ sự sống của chúng ta, nhất thiết cần hạn chế tối đa việc sử dụng túi nilon. Mỗi nhà nên phân loại rác, đối với những rác thải như chai nhựa, giấy, túi nilon... gom lại bán phế liệu để tái sử dụng, vừa góp phần tiết kiệm được nguồn tài nguyên thiên nhiên, vừa bảo vệ môi trường sinh thái. Cần thường xuyên tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc: không săn bắt động vật quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng; không khai thác, đánh bắt cá và thủy sản bằng xung điện vì sẽ làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên. Mỗi người nên trồng nhiều cây xanh xung quanh nhà mình để được tận hưởng không khí trong lành do cây tạo ra. Mặt khác, không nên bẻ cành, ngắt phá cây xanh; lên án, phê phán những trường hợp không biết giữ gìn và bảo vệ cây xanh nơi công cộng. Cần có những biện pháp để xử lý ngay tình trạng ô nhiễm nguồn nước thải từ các khu đô thị lớn, khu công nghiệp tập trung, những nơi xả nước thải nhiều... để khắc phục được tình trạng ô nhiễm nguồn nước, góp phần lấy lại được sự trong sạch cho môi trường sống.
Từ xa xưa, thiên nhiên đã là người bạn tuyệt vời nhất và có tầm quan trọng vô cùng đặc biệt với con người. Con người cũng không phụ lòng thiên nhiên khi đã cùng chung tay thực hiện các chính sách bảo vệ môi trường, bảo vệ các loài thú hiếm, giúp chúng không rơi vào nguy cơ tuyệt chủng. Hiện nay, không ít hoạt động trồng cây xanh ven đường, trồng cây xanh-sạch-đẹp được các tổ chức cộng đồng, đặc biệt là được các bạn học sinh tham gia rất nhiệt tình. Cũng bên cạnh đó, có nhiều tổ chức Bảo vệ động vật quý hiếm được lập ra để đảm bảo sự an toàn cũng như ngăn chặn các hành vi săn bắt, buôn bán trái phép của bọn người buôn lậu. Mỗi ngày trôi qua, ở đâu đó lại xuất hiện những hành vi gây ảnh hưởng xấu đến môi trường thiên nhiên như hiện tượng lâm tặc đốn cây rừng, buôn bán gỗ trái phép, ngang nhiên tàn hại các loài thú quý hiếm. Thật đáng xấu hổ, họ chỉ biết hành động vì lợi ích cá nhân, mà không nghĩ đến rằng việc làm đó còn ảnh hưởng sâu sắc đến việc tàn phá môi trường. Là học sinh, tôi luôn có ý thức về sự quan trọng của môi trường đối với đời sống con người. Để thể hiện rõ tình yêu thiên nhiên, tôi và cũng như tất cả mọi người cần chung tay nhau giúp sức, tuyên truyền cho những người xung quanh mình biết về lợi ích của thiên nhiên khi chúng được bảo vệ và tác hại khi chúng ta phá hoại đi tài sản ấy. Vì sự sống của hành tinh này, chúng ta cần biết khai thác, sử dụng hợp lí cũng như bảo tồn, giữ gìn thiên nhiên để nó trở thành một trong những tài sản quý giá nhất của con người chúng ta.
Thiên nhiên có vai trò hết sức đặc biệt trong cuộc sống của con người. Trước hết, nó cung cấp nước, nuôi sống con người. Thử hỏi xem, nếu không có nguồn nước, làm sao chúng ta có thể sinh sống, làm sao cuộc sống của chúng ta mới đầy đủ và ấm no. Giả sử như nếu không có nước, thì hành tinh này sẽ chẳng bao giờ có sự sống. Bên cạnh đó, thiên nhiên còn cho chúng ta đất để nuôi trồng, để xây dựng nhà cửa,... một cách vô điều kiện. Mỗi năm, các công ti xí nghiệp thi hành biết bao nhiêu công trình để nâng cao tiềm lực của đất nước cũng như thay đổi màu áo mới cho nước nhà. Nếu không có đất, chúng ta sẽ chẳng có nhà cao thậm chí cũng không có thức ăn. Kể làm sao cho hết được vai trò to lớn của thiên nhiên. Ấy thế mà, cạnh bên những người biết gìn giữ sắc đẹp của thiên nhiên, vẫn còn một số bộ phận hằng ngày hằng giờ làm trái pháp luật, hủy hoại thiên nhiên. Như phá rừng, chặt phá cây bừa bãi để khai thác gỗ, làm ruộng, hay sử dụng chất cấm, thuốc nổ để đánh bắt thủy sản. Thật là đáng bị chỉ trích và lên án. Việc làm đó đòi hỏi các nhà chức trách phải mạnh tay hơn nữa, phải tiến hành những biện pháp mang tính răn đe, xử lí kịp thời. Thật vậy, thiên nhiên chính là vàng, là bạc của chúng ta. Mỗi người hãy nâng cao ý thức bảo vệ thiên nhiên.