Soạn bài Chuyện cổ nước mình SGK Ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo chi tiết — Không quảng cáo

Soạn văn 6 chi tiết, Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo , tổng hợp văn mẫu hay nhất Bài 2: Miền cổ tích


Soạn bài Chuyện cổ nước mình SGK Ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo chi tiết

Soạn bài Chuyện cổ nước mình chi tiết Ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo với đầy đủ lời giải tất cả các câu hỏi và bài tập phần Chuẩn bị đọc, Trải nghiệm cùng văn bản, Suy ngẫm và phản hồi

Nội dung chính

Bài thơ nói về tình cảm của tác giả dành cho những câu truyện cổ tích Việt Nam. Đó là những câu chuyện vừa nhân hậu vừa thông minh, chứa đựng những kinh nghiệm sống vô cùng quý báu của cha ông.

Câu 1

Câu 1 (trang 47 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Tìm những câu thơ cho biết lí do tác giả yêu chuyện cổ nước nhà.

Phương pháp giải:

Đọc lại văn bản, liệt kê các câu thơ nói về lí do tác giả yêu truyện cổ.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Những câu thơ cho biết lí do tác giả yêu chuyện cổ nước nhà:

Tôi yêu truyện cổ nước tôi

Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa

Thương người rồi mới thương ta

Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm

Ở hiền thì lại gặp hiền

Người ngay thì gặp người tiên độ trì.

Xem thêm
Cách 2

Những câu thơ cho biết lí do tác giả yêu chuyện cổ nước nhà:

“Tôi yêu truyện cổ nước tôi

Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa

Thương người rồi mới thương ta

Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm

Ở hiền thì lại gặp hiền

Người ngay thì gặp người tiên độ trì”v

Xem thêm
Cách 2

Câu 2

Câu 2 (trang 47 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Em hiểu thế nào về các câu thơ " Đời cha ông với đời tôi/ Như con sông với chân trời đã xa/ Chỉ còn chuyện cổ thiết tha/ Cho tôi nhận mặt ông cha của mình ".

Phương pháp giải:

Đọc kĩ các câu thơ và trình bày cách hiểu.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Câu thơ trên có thể hiểu: Đời cha ông đã đi qua từ rất xa và đến thời của chúng ta đã khác biệt rất nhiều. Nhờ vào những áng truyện cổ mà chúng ta mới hiểu và mới biết được đời của cha ông ta thuở xưa có những gì và đã diễn ra như thế nào. Những câu chuyện cổ chính là kho tàng lưu giữ lại lịch sử, truyền thống văn hoá để con cháu đời nay có thể hiểu về đất nước mình, cha ông mình.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Em hiểu câu thơ "Đời cha ông với đời tôi/ Như cha ông với chân trời đã xa/ Chỉ còn chuyện cổ thiết tha/ Cho tôi nhận mặt ông cha của mình" là:

+ Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, thế hệ cha ông đã trở thành quá khứ xa xôi nhưng những câu chuyện cổ sẽ lưu giữ lại lịch sử, truyền thống văn hoá để con cháu đời nay có thể hiểu về đất nước mình, cha ông mình

- Khoảng cách giữa thế hệ trước (ông cha) với thế hệ sau (con cháu) cũng giống như con sông và chân trời - đầy xa cách.

- Nhưng nhờ có những câu chuyện cổ đã kéo gần khoảng cách đó lại, giúp cho “tôi” hiểu thêm về phẩm chất, đạo đức tốt đẹp của ông cha. Và từ đó, mỗi người thêm trân trọng, yêu quý hơn về truyền thống văn hóa của dân tộc.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Câu 3

Câu 3 (trang 47 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Theo em, cụm từ "người thơm" trong câu "thị thơm thì giấu người thơm" có ý nghĩa gì?

Phương pháp giải:

Nhớ lại một truyện dân gian có liên quan đến quả thị để trả lời câu hỏi này.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Cụm từ “người thơm” trong câu "thị thơm thì giấu người thơm" được hiểu là con người hiền lành, nhân hậu, lương thiện, tốt bụng (chính là nàng Tấm trong truyện cổ Tấm Cám ).

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

- Theo em, từ " người thơm" trong câu "thị thơm thì giấu người thơm" có ý nghĩa:

Câu thơ "thị thơm thì giấu người thơm" bắt nguồn từ truyện cổ tích Tấm Cám, còn "người thơm" được hiểu là con người hiền lành, nhân hậu, lương thiện.

“Người thơm” trong câu “thị thơm thì giấu người thơm” ý chỉ cô Tấm trong truyện cổ tích Tấm Cám. Qua đó, “người thơm” muốn nói về những con người hiền lành, tốt bụng.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Câu 4

Câu 4 (trang 47 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Qua câu thơ " Tôi nghe chuyện cổ thầm thì/ Lời cha ông dạy cũng vì đời sau ", tác giả muốn gửi gắm đến người đọc thông điệp gì?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ câu thơ, nắm nội dung và trình bày thông điệp của tác giả.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Qua câu thơ "Tôi nghe chuyện cổ thầm thì/ Lời cha ông dạy cũng vì đời sau", tác giả muốn gửi gắm đến người đọc thông điệp: những câu chuyện cổ là những bài học sâu sắc, có ý nghĩa sâu xa mà cha ông ta đúc kết lại, nhằm răn dạy con cháu phải biết sống đúng đạo lí, gìn giữ những giá trị văn hoá của dân tộc.

Xem thêm
Cách 2

Qua câu thơ "Tôi nghe chuyện cổ thầm thì/ Lời cha ông dạy cũng vì đời sau", tác giả muốn gửi gắm đến người đọc thông điệp: những câu chuyện cổ là những bài học sâu sắc, có ý nghĩa sâu xa mà cha ông ta nhằm răn dạy con cháu phải biết sống đúng đạo lí, gìn giữ những giá trị văn hoá của dân tộc.

Xem thêm
Cách 2

Cùng chủ đề:

Soạn bài Bài học đường đời đầu tiên SGK Ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo chi tiết
Soạn bài Bàn về nhân vật Thánh Gióng SGK Ngữ văn 6 tập 2 Chân trời sáng tạo chi tiết
Soạn bài Bánh chưng bánh giầy SGK Ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo chi tiết
Soạn bài Biên bản SGK Ngữ văn 6 tập 2 Chân trời sáng tạo chi tiết
Soạn bài Chia sẻ cảm nghĩ về trường THCS SGK Ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo chi tiết
Soạn bài Chuyện cổ nước mình SGK Ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo chi tiết
Soạn bài Con muốn làm một cái cây SGK Ngữ văn 6 tập 2 Chân trời sáng tạo chi tiết
Soạn bài Em bé thông minh SGK Ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo chi tiết
Soạn bài Ghi lại cảm xúc về một bài thơ SGK Ngữ văn 6 tập 2 Chân trời sáng tạo chi tiết
Soạn bài Ghi lại cảm xúc về một bài thơ lục bát SGK Ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo chi tiết
Soạn bài Gió lạnh đầu mùa SGK Ngữ văn 6 tập 2 Chân trời sáng tạo chi tiết