Soạn bài Củng cố, mở rộng bài 7 SGK Ngữ văn 9 tập 2 Kết nối tri thức
Lập bảng ghi lại những đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của hai bài thơ Tiếng Việt (Lưu Quang Vũ), Mưa xuân (Nguyễn Bính).
Câu 1
Trả lời Câu hỏi 1 Củng cố, mở rộng trang 64 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức
Lập bảng ghi lại những đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của hai bài thơ Tiếng Việt (Lưu Quang Vũ), Mưa xuân (Nguyễn Bính).
Phương pháp giải:
Gợi nhớ kiến thức phần đọc để điền thông tin phù hợp
Lời giải chi tiết:
Đặc điểm |
Tiếng Việt |
Mưa xuân |
Nội dung |
Bài thơ đã ngợi ca sự giàu đẹp của tiếng Việt: vừa giản dị, mộc mạc, vừa phong phú, sâu sắc. Tiếng Việt có sức sống mạnh mẽ, thẫm đẫm vẻ đẹp linh hồn dân tộc, có giá trị bồi đắp tâm hồn, tình yêu dân tộc. Bằng lời thơ chân thành, hình ảnh thơ giàu giá trị biểu cảm, Lưu Quang Vũ đã thể hiện tình yêu, niềm tự hào, sự trân trọng đối với tiếng Việt thiêng liêng. |
Bài thơ “Mưa xuân” giống như một câu chuyện đã được Nguyễn Bính kể lại bằng chất thơ mộc mạc và giản dị của mình. Câu chuyện về người con gái thôn quê ấy đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc, tiếc thương cho cô gái vì mùa xuân đã nhỡ nhàng nhưng cũng cảm phục vì tình yêu mãnh liệt của cô. |
Nghệ thuật |
Thể thơ tám chữ với lối gieo vần phóng khoáng và cách ngắt nhịp biến hoá khiến cho bài thơ trở thành một bản nhạc không bao giờ dứt. Nhịp thơ khi trầm lắng, khoan thai, tha thiết, khi sôi nổi, dồn dập, mạnh mẽ...Nội dung tư tưởng lớn lao, sâu sắc được diễn tả bằng một bút pháp nghệ thuật điêu luyện, tài hoa. |
Bằng cách sử dụng các hình ảnh đối lập, vận dụng linh hoạt các biện pháp tu từ kết hợp với lối văn tự sự đi vào lòng người. |
Câu 2
Trả lời Câu hỏi 2 Củng cố, mở rộng trang 64 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức
Tìm đọc một số bài thơ của Lưu Quang Vũ và Nguyễn Bính. Trao đổi với các bạn về những nét đặc sắc trong sáng tác của mỗi nhà thơ.
Phương pháp giải:
Dựa vào hiểu biết cá nhân để chia sẻ.
Lời giải chi tiết:
- Bài thơ của Nguyễn Bính: Chân quê, Nhỡ bước sang ngang, Mưa xuân, Tương tư…
=> Đặc điểm thơ: Thơ của ông xuất hiện mang cái vẻ của người nhà quê khó thể phai nhạt trong mắt bạn đọc thời đó và cả bây giờ. Đọc thơ Nguyễn Bính, người đọc như được tắm gội trong cái trong trẻo, tinh khiết, chân quê của miền quê Việt, đó là nét riêng thú vị mà người đọc không thể bắt gặp ở một hồn thơ khác.
- Bài thơ của Lưu Quang Vũ: Áo cũ, Phố ta, Nơi ấy…
=> Đặc điểm thơ: Giàu cảm xúc, trăn trở, khát khao.
Câu 3
Trả lời Câu hỏi 3 Củng cố, mở rộng trang 64 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức
Tìm đọc một số bài thơ sáu chữ, bảy chữ, tám chữ. Ghi vào nhật kí đọc sách cảm nhận của em về những bài thơ đó.
Phương pháp giải:
Đưa ra bài thơ em đã đọc và ghi lại cảm nhận của em.
Lời giải chi tiết:
- Bài thơ sáu chữ: Anh đừng khen em của Lâm Thị Mỹ Dạ.
- Cảm nhận:
+ Nội dung chính: Nói về những lời khen của chàng trai khiến cô gái không nhận ra những nhược điểm của bản thân. Cô gái muốn nhìn nhận những nhược điểm để ngày càng hoàn thiện chính mình, giúp đỡ chàng trai thay vì những lời khen hoàn hảo của chàng trai luôn dành cho cô.
+ Tình cảm của tác giả:
+) Thể hiện tấm lòng trân quý, yêu thương dành cho người yêu.
+) Bày tỏ sự biết ơn trước những lời khen ngọt ngào, chân thành.
+) Luôn mong muốn, hy vọng cùng nhau cố gắng, xây dựng tình yêu, hạnh phúc bền lâu.
+) San sẻ giúp đỡ lẫn nhau để cả hai trau dồi bản thân trở nên hoàn thiện hơn.
Câu 4
Trả lời Câu hỏi 4 Củng cố, mở rộng trang 64 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức
Chia sẻ quan niệm về thơ ca. Thế Lữ viết:
Với Nàng Thơ, tôi có đàn muôn điệu;
Với Nàng Thơ, tôi có bút muôn màu.
( Cây đàn muôn điệu )
Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) trình bày suy nghĩ của em về quan niệm đó.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ các câu thơ để viết đoạn văn về quan niệm.
Lời giải chi tiết:
Qua hai câu thơ trong “Cây đàn muôn điệu” của tác giả Thế Lữ, tác giả đã chia sẻ về quan niệm thơ ca. Với thể loại thơ ông có nguồn cảm hứng sáng tác rất dồi dào, mãnh liệt. Và với thể loại thơ ông có thể thỏa sức sáng tác và sáng tạo: ông có thể vẽ lên bức tranh cuộc sống muôn màu, vẽ lên mọi cung bậc cảm xúc của con người (buồn, vui, hạnh phúc, đau khổ, tình yêu, sự thương hại…). Những làn điệu đó được thể hiện qua thơ lục bát, thơ 4 chữ, 5 chữ hay là thơ tự do…