Soạn bài Đền tháp vẫn ngủ yên SGK Ngữ văn 9 tập 2 Cánh diều
Thông tin chính của sa pô là gì?
Nội dung chính
Văn bản "Đền Tháp Vẫn Ngủ Yên" đã thành công trong việc truyền tải những giá trị nội dung sâu sắc về lịch sử, văn hóa và vẻ đẹp của quần thể đền tháp Angkor, đặc biệt là qua lăng kính của một du khách |
Đọc hiểu 1
Trả lời Câu hỏi 1 Đọc hiểu trang 66 SGK Ngữ văn 9 Cánh diều
Thông tin chính của sa pô là gì?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ sapo, đưa ra lời giải phù hợp
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Xiêm Riệp là điểm đến hấp dẫn với khách du lịch vì có kì quan Ăng-co.
Thông tin chính: sức hấp dẫn của Xiêm Riệp
Đọc hiểu 2
Trả lời Câu hỏi 2 Đọc hiểu trang 67 SGK Ngữ văn 9 Cánh diều
Dự đoán nội dung chính của phần này từ tiêu đề “Thành phố bình yên"
Phương pháp giải:
Đọc kĩ nội dung phần văn bản, đưa ra dự đoán của em từ tiêu đề
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Từ tiêu đề "Thành phố bình yên", dự đoán rằng phần này sẽ tập trung mô tả về một thành phố nơi mà cuộc sống diễn ra một cách yên bình, êm đềm và hòa thuận. Có thể sẽ đề cập đến cảm nhận cá nhân về sự thanh bình ở thành phố, cũng như cung cấp thông tin về cảnh quan, văn hóa, và cách sinh hoạt của người dân trong thành phố đó.
Dự đoán: tập trung mô tả về một thành phố nơi mà cuộc sống diễn ra một cách yên bình, êm đềm và hòa thuận
Đọc hiểu 3
Trả lời Câu hỏi 3 Đọc hiểu trang 68 SGK Ngữ văn 9 Cánh diều
Ghi lại những nét đặc sắc nhất của hai quần thể Ăng-co
Phương pháp giải:
Đọc kĩ nội dung phần NHỮNG NGÔI ĐỀN CỔ KÍNH, đưa ra dự đoán của em từ tiêu đề
Lời giải chi tiết:
Cách 1
- Kinh đô cuối cùng và lâu dài nhất của đế quốc Khmer
- Vật liệu xây dựng là đá ong và sa thạch
- Các khu đền: Bai-on, Ta Prom, Ăng-co Vát
- Nằm trên diện tích đất vuông vắn với chiều dài 3 ki-lô-mét và chiều rộng 3 ki-lô-mét.
- Vật liệu chính để xây dựng là đá ong và sa thạch.
Đọc hiểu 4
Trả lời Câu hỏi 4 Đọc hiểu trang 69 SGK Ngữ văn 9 Cánh diều
Ăng-co Vát có gì độc đáo?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ nội dung phần NHỮNG NGÔI ĐỀN CỔ KÍNH, đưa ra lời giải
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Trong khi các ngôi đền Ăng-co đều quay về hướng đông thì khu đền Ăng-co Vát lại quay mặt về hướng tây.
Ăng-co Vát quay mặt về hướng tây trong khi tất cả các ngôi đền ở Ăng-co đều quay về hướng đông.
CH cuối bài 1
Trả lời Câu hỏi 1 CH cuối bài trang 70 SGK Ngữ văn 9 Cánh diều
Em hiểu như thế nào về nhan đề Đền tháp vẫn ngủ yên ? Nhan đề này có gì khác so với nhan đề các văn bản đọc hiểu trong Bài 8?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ nhan đề, xem lại các nhan đề trong bài 8 và đưa ra lời giải phù hợp
Lời giải chi tiết:
Cách 1
- Nhan đề Đền tháp vẫn ngủ yên giúp người đọc hình dung ra một khu vực với nhiều đền tháp huyền bí, ngủ yên trong sự êm đềm của thành phố.
- Nhan đề này khác với nhan đề các văn bản đọc hiểu trong Bài 8 ở chỗ nó gợi lên cho người đọc đặc điểm của đền phát trong văn bản, làm người đọc tò mò muốn khám phá. Còn nhan đề các văn bản khác chỉ mang tính chất giới thiệu về tên các văn bản sẽ tìm hiểu: Cố đô Huế, Hà Nội.
- Nhan đề giúp người đọc hình dung một khu đền huyền bí, êm đềm trong lòng thành phố.
- Nhan đề này khác ở chỗ nó gợi lên cho người đọc đặc điểm của đền phát trong văn bản, làm người đọc tò mò muốn khám phá.
CH cuối bài 2
Trả lời Câu hỏi 2 CH cuối bài trang 70 SGK Ngữ văn 9 Cánh diều
Bài viết có mấy phần? Nội dung chính của mỗi phần là gì? Có thể dựa vào đâu để xác định nhanh các nội dung ấy?
Phương pháp giải:
Đọc văn bản, chia ra bố cục từng phần hợp lí, nêu nội dung chính từng phần
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Bài viết có 2 phần:
+ Phần 1 (từ đầu … sự có mặt của con người): Xiêm Riệp được coi là thành phố bình yên dù có lượng khách du lịch lớn.
+ Phần 2 (còn lại): Giới thiệu những ngôi đền cổ kính ở thành phố Xiêm Riệp.
- Dựa vào các đầu đề trong văn bản để xác định nhanh các nội dung ấy.
- Bài viết có 2 phần:
+ Phần 1 (từ đầu … sự có mặt của con người): Sự bình yên của Xiêm Riệp.
+ Phần 2 (còn lại): Giới thiệu những ngôi đền cổ kính ở thành phố Xiêm Riệp.
- Căn cứ: các đầu đề trong văn bản
CH cuối bài 3
Trả lời Câu hỏi 3 CH cuối bài trang 70 SGK Ngữ văn 9 Cánh diều
Phân tích đặc điểm của văn bản thông tin giới thiệu một di tích lịch sử thể hiện ở văn bản Đền tháp vẫn ngủ yên. Chỉ ra mối quan hệ giữa đặc điểm với mục đích của văn bản này.
Phương pháp giải:
Đọc văn bản, đưa ra lời giải phù hợp
Lời giải chi tiết:
Cách 1
- Tập trung giới thiệu về công trình xây dựng có giá trị: khu đền Ăng-co - địa điểm thu hút khách du lịch đến với thành phố Xiêm Riệp.
- Chính sách hiệu quả của chính quyền Cam-pu-chia trong việc bảo tồn, gìn giữ sự cổ kính của khu quần thể Ăng-co: các khách sạn, resort đều mang kiến trúc Khmer (mái ngói đỏ tươi để phân biệt với màu đá rêu phong của đền tháp), chiều cao của các tòa nhà không được cao hơn 65 mét (vì ngôi đền cao nhất trong quần thể Ăng–co cao 65 mét) -> thể hiện lòng tôn kính của thế hệ sau với di tích mà bậc tiền nhân để lại.
- Các thông tin giới thiệu được trình bày theo trật tự không gian: từ khi vào trung tâm thành phố cho đến khi tới khu quần thể Ăng-co.
- Đặc điểm và mục đích của văn bản này đều nhằm cung cấp thông tin chính xác, rõ ràng đến người đọc.
- Đặc điểm: tập trung giới thiệu về công trình xây dựng có giá trị.
- Trình bày các thông tin theo trật tự không gian: từ khi vào trung tâm thành phố cho đến khi tới khu quần thể Ăng-co.
- Mối quan hệ giữa đặc điểm và mục đích của văn bản: đều nhằm cung cấp thông tin chính xác, rõ ràng đến người đọc.
CH cuối bài 4
Trả lời Câu hỏi 4 CH cuối bài trang 70 SGK Ngữ văn 9 Cánh diều
Nhận xét và làm sáng tỏ tình cảm, thái độ của người viết thông qua một câu văn và các chi tiết cụ thể trong văn bản.
Phương pháp giải:
Đọc văn bản, chú ý các câu văn thể hiện cảm xúc
Lời giải chi tiết:
Cách 1
- Thái độ tôn kính với di sản của bậc tiền nhân để lại: “Chiều cao của các tòa nhà không được cao hơn ngôi đền cao nhất trong quần thể Ăng-co, tức là 65 mét. Điều đó thể hiện lòng tôn kính của chính phủ cũng như người dân Cam-pu-chia với di sản mà tiền nhân để lại”.
- Thái độ hài lòng về thành phố Xiêm Riệp: Xiêm Riệp mang đến cho tôi cảm giác bình yên bởi đường phố không có cảnh xe cộ hỗn độn hay ùn tắc. Trật tự an ninh khá tốt dù hoạt động về khuya ở các khu vực phố chính hay chợ đêm luôn nhộn nhịp.
- Cảm xúc mãn nguyện khi được khám phá khu đền cổ Ăng-co: Ước mơ đã thành hiện thực khi tôi được đặt chân đến kinh đô của những đền đài cổ kính để chiêm ngưỡng sự kì vĩ của tuyệt đỉnh kiến trúc Khmer.
- Thái độ tôn kính với di sản của bậc tiền nhân để lại.
- Thái độ hài lòng về thành phố Xiêm Riệp.
- Cảm xúc mãn nguyện khi được khám phá khu đền cổ Ăng-co.
CH cuối bài 5
Trả lời Câu hỏi 5 CH cuối bài trang 70 SGK Ngữ văn 9 Cánh diều
Liên hệ với văn bản Quần thể di tích Cố đô Huế và bài phỏng vấn Cùng nhà văn Tô Hoài ngắm phố phường Hà Nội, hãy nêu lên vai trò, ý nghĩa của các di tích lịch sử.
Phương pháp giải:
Đọc văn bản, đưa ra lời giải phù hợp
Lời giải chi tiết:
Cách 1
- Là nơi bảo tồn những dấu vết quá khứ, văn hóa của một cộng đồng, dân tộc.
- Nguồn tài liệu quan trọng trong việc giáo dục và nghiên cứu.
- Trở thành địa điểm thu hút khách du lịch.
- Nâng cao chất lượng kinh tế.
- Là niềm tự hào của một cộng đồng, dân tộc, quốc gia.
- Vai trò: là nơi bảo tồn những dấu vết quá khứ, văn hóa của một cộng đồng, dân tộc; là nguồn tài liệu quan trọng trong việc giáo dục và nghiên cứu.
- Ý nghĩa: trở thành địa điểm thu hút khách du lịch, nâng cao chất lượng kinh tế và là niềm tự hào của một cộng đồng, dân tộc, quốc gia.
CH cuối bài 6
Trả lời Câu hỏi 6 CH cuối bài trang 70 SGK Ngữ văn 9 Cánh diều
Bằng những hiểu biết của mình, em hãy giới thiệu một di tích lịch sử về kiến trúc xây dựng ở Việt Nam.
Phương pháp giải:
Liên hệ hiểu biết của bản thân, đưa ra lời giải phù hợp
Lời giải chi tiết:
Cách 1
Cổ Loa không chỉ là một di tích lịch sử quan trọng mà còn là điểm đến thú vị trên hành trình khám phá vùng đất Việt. Được xây từ thời An Dương Vương, nằm trên khu đất đồi ở tả ngạn sông Hồng, thành Cổ Loa có vai trò quan trọng trong quân sự và an ninh của vùng lãnh thổ. Kiến trúc thành Cổ Loa mang đặc điểm kiến trúc cổ đại Việt Nam. Thành được xây theo hình tròn, với nhiều tầng và các bức tường bao vây. Chất liệu được dùng chủ yếu là đất, đá và gốm vỡ. Khu vực thành Nội có nhiều di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật như khu đền Thượng thờ An Dương Vương, đình Ngự Triều, am thờ Mị Châu và chùa Bảo Sơn. Hằng năm vào ngày 6 tháng giêng âm lịch, cư dân tổ chức lễ hội trang trọng để ghi ơn An Dương Vương, người khai sinh ra nhà nước phong kiến Âu Lạc.
Chùa Một Cột hay còn có các tên gọi khác là chùa Mật, Nhất Trụ Tháp, Liên Hoa Đài, Diên Hựu tự, là một trong những công trình kiến trúc có thiết kế độc đáo nhất nước ta còn tồn tại đến ngày hôm nay (đã trải qua một lần đại tu vào năm 1955 sau trận đánh phá của Pháp). Hiện nay chùa tọa lạc tại phố Chùa Một Cột, phường Đội Cấn, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội, người đứng đầu là trụ trì Đại đức Thích Tâm Kiên. Ngôi chùa được khởi công xây dựng dưới thời vua Lý Thái Tông vào khoảng mùa đông tháng mười (âm lịch) năm Kỷ Sửu 1049, niên hiệu Sùng Hưng Đại Bảo thứ nhất. Kiến trúc độc đáo của ngôi chùa tương truyền là xuất phát từ giấc mơ của vua Lý Thái Tông, khi nhà vua trong một lần nằm ngủ đã mơ thấy được Phật bà Quan m dắt tay đi lên tòa sen. Chính vì thế vua đã theo lời khuyên của nhà sư Thiền Tuệ, xây một ngôi chùa dáng hình giống đài sen, dựng trên một trụ lớn nằm giữa hồ sen. Đến nay qua nhiều triều đại, chùa Một Cột ít nhiều được tu sửa, nâng cấp nhiều lần, tuy nhiên vẫn luôn giữa được đúng kiến trúc, cũng như dáng vẻ của nó từ thời Lý. Ngày nay chùa Một Cột được xếp vào dạng di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia, đồng thời được Tổ chức Kỷ lục Châu Á công nhận là " Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất " trong khu vực.