Soạn bài Đọc kết nối chủ điểm Giá trị của tập truyện và kí (Nguyễn Ái Quốc) SGK Ngữ văn 12 tập 2 Chân trời sáng tạo
Xác định bố cục, nội dung và mối liên hệ giữa các phần trong văn bản. Nhận xét về ngôn ngữ nghị luận trong văn bản (biện pháp tu từ, cách sử dụng từ ngữ, câu khẳng định, phủ định,...).
Câu 1
Trả lời Câu hỏi 1 trang 73 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo
Xác định bố cục, nội dung và mối liên hệ giữa các phần trong văn bản.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản, đưa ra lời giải phù hợp
Lời giải chi tiết:
Cách 1
3 phần
Phần 1. Giới thiệu chung về sáu bài
Phần 2. Nội dung đặc sắc trong sáu bài
Phần 3. Nghệ thuật trong sáu bài
- Bố cục:
+ Phần 1: Giá trị của tập Truyện và kí (Nguyễn Ái Quốc) nhìn từ nội dung, tư tưởng
+ Phần 2: Giá trị của tập Truyện và kí (Nguyễn Ái Quốc) nhìn từ phong cách nghệ thuật (lựa chọn đề tài, phương pháp, hình thức sáng tác).
- Nội dung chính: Văn bản đề cập giá trị của tập truyện và kí (Nguyễn Ái Quốc) được nhìn từ nội dung, tư tưởng và hình thức nghệ thuật, thẩm mĩ
- Giữa các phần trong văn bản có mối liên hệ chặt chẽ, logic, đi từ giới thiệu chung đến nội dung và nghệ thuật trong tập Truyện và kí.
- Bố cục văn bản gồm 3 phần:
+ Phần 1: Giới thiệu chung về sáu bài
+ Phần 2: Nội dung đặc sắc trong sáu bài
+ Phần 3: Nghệ thuật trong sáu bài
- Nội dung văn bản: Bàn luận về giá trị của tập truyện và kí (Nguyễn Ái Quốc)
- Giữa các phần trong văn bản có mối liên hệ chặt chẽ, logic, đi từ giới thiệu chung đến nội dung và nghệ thuật trong tập Truyện và kí.
Câu 2
Trả lời Câu hỏi 2 trang 73 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo
Nhận xét về ngôn ngữ nghị luận trong văn bản (biện pháp tu từ, cách sử dụng từ ngữ, câu khẳng định, phủ định,...).
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản, đưa ra lời giải phù hợp
Lời giải chi tiết:
Cách 1
- Tính công khai về chính kiến, lập trường, quan điểm: nhìn vấn đề với tư cách chủ quan.
- Tính chặt chẽ: luận điểm rõ ràng, luận cứ xác thực.
- Tính truyền cảm
- Sử dụng nhiều câu khẳng định, phủ định. Câu khẳng định khẳng định truyền thống cách mạng của nhân dân ta, câu phủ định bác bỏ những luận điệu đểu cáng của thực dân Pháp
- Yếu tố ngôn ngữ nghị luận:
+ Biện pháp tu từ: sử dụng hình ảnh ẩn dụ
+ Biện pháp liệt kê, trùng điệp
+ Sử dụng từ ngữ
+ Sử dụng câu khẳng định, phủ định
- Chi tiết tiêu biểu:
+ Trí tưởng tượng của người cầm bút nhờ ngọn gió lãng mạn mà được chắp cánh bay bổng…
+ Hư cấu một cặp tình nhân thủ thỉ, một anh lính dõng tò mò, để lấy cợ tạo nên những cảnh huống đả được đau nhất Khải Định, Va-ren cùng đồng bọn đáng ghét, là đều phải mơ cách mạng mãnh liệt, tưởng tượng không ngừng về cách mạng.
+ đả kích một cách chua cay; vạch trần bộ mặt gian ác; giáng một đòn thích đáng.
+ Sáu bài cô đọng mà phong phú, kể chuyện khắp năm châu. Khắp năm châu mà trước hết là Việt Nam.
+ Chính Người là một vị anh hùng dân tộc. Nhưng Người không nói đến mình, mà cảm phục Phan Bội Châu.
+ Người suốt đời là tác giả của chỉ một đề tài: đấu tranh cách mạng.
+ Dùng tiếng Pháp, Người nắm ngôn ngữ Pháp vững vàng, sử dụng ngôn ngữ Pháp tế nhị.
- Tác dụng:
+ Thể hiện được giá trị thẩm mĩ giàu tính lãng mạn trong hình tượng nghệ thuật của tập Truyện và kí
+ Đưa ra các bằng chứng phong phú, chọn lọc, đa dạng từ các tác phẩm trong tập truyện và kí làm nổi bật, nhằm tăng cường sức thuyết phục cho luận điểm.
+ Từ ngữ chọn lọc, thể hiện tính chiến đấu mạnh mẽ trong tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc.
+ Các kiểu câu khẳng định, phủ định, nhấn mạnh sự phong phí mà thống nhất, khả năng dung hòa các tính chất đối lập, tính nghệ thuật điêu luyện trong sử dụng ngôn ngữ (tiếng Pháp),…
Ngôn ngữ nghị luận trong văn bản được tác giả khéo léo chọn lọc, đảm bảo đúng quy chuẩn về hình thức của một văn bản nghị luận về tác phẩm văn học:
- Sử dụng ngôn ngữ có tính công khai về chính kiến, lập trường, quan điểm: nhìn vấn đề với tư cách chủ quan.
- Ngôn ngữ mang tính chặt chẽ, hàm súc: luận điểm rõ ràng, luận cứ xác thực.
- Sử dụng ngôn ngữ có tính truyền cảm
- Sử dụng nhiều câu khẳng định, phủ định. Câu khẳng định khẳng định truyền thống cách mạng của nhân dân ta, câu phủ định bác bỏ những luận điệu đểu cáng, xảo trá của thực dân Pháp.
Câu 3
Trả lời Câu hỏi 3 trang 73 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo
Dựa vào văn bản trên, bạn hãy nêu một số nét khái quát về giá trị cơ bản của tập Truyện và kí.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản, đưa ra lời giải phù hợp
Lời giải chi tiết:
Cách 1
- Đề tài cách mạng
- Vạch trần thủ đoạn xảo trá của bọn thực dân muốn ru ngủ và lung lạc người yêu nước vừa chỉ ra bản chất phản bội của những kẻ cơ hội
- Bút pháp lãng mạn, trào phúng tiêu biểu
- Về giá trị nội dung, tư tưởng: Sáu tác phẩm truyện, kí trong tập sách nội dung đều cô đọng mà phong phú; kể chuyện "khắp năm châu", "mà trước hết là Việt Nam". Một mặt, các tác phẩm "đả kích một cách chua cay - do đó rất mạnh mẽ - vào kẻ thù chính của cách mạng Việt Nam nói riêng và cách mạng thuộc địa nói chung, là để quốc thực dân và bè lũ tay sai phong kiến"; mặt khác cũng "biểu dương tinh thần yêu nước của nhân dân ta, tự hào có một quốc sử treo bao tấm gương đạo đức và dũng cảm, chí khí và tự tôn".
- Về giá trị nghệ thuật, thấm mì (lựa chọn để tài, phương pháp, hình thức sáng tác): Lối viết "vui, nhẹ, thoài mái, thoạt đọc như mạn đàm, phóng bút, mà chứa đựng một nội dung tư tưởng cao cả và sâu sắc, lại được viết dưới một hình thức văn nghệ dể tiếp thụ, thầm thía, có một ý nghĩa giáo dục to lớn". Hình thức đa dạng mà nhất quán, đậm "tinh lãng mạn cách mạng" và "phóng khoáng": "vốn kiến thức cố kim, đông tây uyên bác. Không phải chỉ kiến thức học vẫn cao xa, mà cả những hiểu biết chi li hàng ngày; thâm nhập tư duy của người Pháp, sử dụng tiếng Pháp nhuân nhị, bút pháp châm biểm vừa mang phong cách cá nhản, vừa mang phong cách hài hước rất Pháp, rất hiện đại.
Câu 4
Trả lời Câu hỏi 4 trang 73 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo
Nêu một số thao tác nghị luận trong văn bản và chỉ ra tác dụng của chúng đối với việc thể hiện giá trị nội dung, nghệ thuật của tập truyện, kí.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản, đưa ra lời giải phù hợp
Lời giải chi tiết:
Cách 1
- Giải thích
- Phân tích
- Chứng minh
- Bình luận
- Bác bỏ
→ Tác dụng: tăng tính xác thực cho văn bản, giúp người đọc có thêm những hiểu biết về tài năng của chủ tịch Hồ Chí Minh trong các tác phẩm của Người.
- Chứng minh: Khi phác họạ một chân dung vĩ đại và nên thơ như thế, với niềm tin ở tương lai huy hoàng, cũng như khi hư cấu một cặp tình nhân thủ thỉ, một anh lính dõng tò mò, để lấy cớ tạo nên những cảnh huống đả được đau nhất Khải Định, Va-ren cùng đồng bọn đáng ghét, là (tác giả) đều phải mơ cách mạng ngày đêm, ước mong cách mạng mãnh liệt, tưởng tượng không ngừng về cách mạng.
- Bình luận: Bên những câu chuyện dí dỏm hay chua chát tố cáo sắc bén những thủ đoạn cai trị khi tàn bạo, khi quỷ quyệt của thực dân, đây là một thứ ngụ ngôn cổ vũ và hướng dẫn đấu tranh không riêng gì ở nước ta, nhưng lại đậm đà hương vị đồng quê đất Việt.
- Phân tích: Sáu bài cô đọng mà phong phú, kể chuyện khắp năm châu. [...] Từ những tin thời sự nóng hồi như việc bố nhiệm tên Toàn quyến Va-ren, một cuộc đấu tranh thắng lợi của công nhân nước Bơ-ra-xin (Brazil), đến giấc mơ hình dung lại toàn bộ lịch sử oai hùng chống xâm lăng của dân tộc ta, đến viên cảnh thế giới thoát ách thực dân để quốc tưng bừng hạnh phúc ở ngưỡng cửa thế ki XXI. Bên những câu chuyện đí đóm hay chua chát tố cáo sắc bên những thủ đoạn cai trị khi tân bạo, khi quý quyệt của thực dân, đây là một thứ ngự ngôn có vũ và hướng dẫn đầu tranh không riêng gì ở nước ta, nhưng lại đậm đà hương vị đông quê đất Việt.
Câu 5
Trả lời Câu hỏi 5 trang 73 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo
Tìm hiểu sự nghiệp văn học của Hồ Chí Minh và cho biết ý kiến của bạn về một trong hai nhận định sau:
a. "Điểm nổi nét trong phương pháp sáng tác của Hồ Chủ tịch là tính lãng mạn cách mạng." (Phạm Huy Thông)
b. "... xét toàn bộ tác phẩm của Người, cũng lại có thể coi rằng, trước sau, Người suốt đời là tác giả của chỉ một đề tài: đấu tranh cách mạng." (Phạm Huy Thông)
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản, đưa ra lời giải phù hợp
Lời giải chi tiết:
Cách 1
a: "Điểm nổi bật trong phương pháp sáng tác của Hồ Chủ tịch là tính lãng mạn cách mạng."
- Ý kiến này là một cách nhìn sâu sắc vào phong cách sáng tác của Hồ Chí Minh, nêu bật sự kết hợp giữa tính lãng mạn và cách mạng trong tác phẩm của Người.
- Tính lãng mạn cách mạng giúp tác phẩm của Hồ Chí Minh trở nên đặc sắc, gợi lên tình cảm sâu lắng và ý chí cách mạng mạnh mẽ.
- Đánh giá cá nhân: Ý kiến này phản ánh một cách hiểu biết và đánh giá đúng về phong cách sáng tác và tầm quan trọng của Hồ Chí Minh trong văn học Việt Nam.
b: "... xét toàn bộ tác phẩm của Người, cũng lại có thể coi rằng, trước sau, Người suốt đời là tác giả của chỉ một đề tài: đấu tranh cách mạng."
- Lòng yêu nước thiết tha và sự khao khát giải phóng nhân dân bị áp bức dưới ánh sáng của tư tưởng cách mạng mới đã hình thành những “đề tài” quan trọng trong các tác phẩm đầu tiên của Người: “Chống thực dân đế quốc, chống phong kiến tuyên truyền độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội”( Lời nói đầu - Le Paria số 01 ra ngày 1-4-1922). Đó không chỉ là đề tài các tác phẩm chính luận mà còn là nội dung của những tác phẩm văn học. Văn học ở Người chính là phương tiện làm sáng tỏ các luận đề chính trị nhằm mục đích thực hiện lý tưởng Cách mạng.
- Những truyện, ký mà Người viết trong thời kỳ hoạt động trên đất Pháp những năm 20 của thế kỷ XX như : Pari (1922- Nhân đạo), Lời than vãn của bà Trưng trắc (1922- Nhân đạo), Con người biết mùi hun khói (1922- Nhân đạo),Vi hành (1923- Nhân đạo), Đoàn kết giai cấp (1924- Người cùng khổ), Con rùa (1925- Người cùng khổ), Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu (1925- Người cùng khổ) …đã thể hiện một cái nhìn thông sáng riêng biệt, phản ánh sáng tạo hiện thực và lịch sử. Sự kín đáo kết hợp tư duy chính trị với phong cách kể chuyện, cách ghi chép tự nhiên rất dí dỏm đánh vào kẻ thù của dân tộc như là một thứ vũ khí lợi hại…
a. “Điểm nổi nét trong phương pháp sáng tác của Hồ Chủ tịch là tính lãng mạn cách mạng.”
- Phạm Huy Thông đánh giá cao tính lãng mạn cách mạng trong sáng tác của Hồ Chí Minh.
- Người đã sử dụng văn chương như một vũ khí để phục vụ cách mạng và trở thành nhà văn, nhà thơ lớn ngoài ý muốn của mình.
b. “… xét toàn bộ tác phẩm của Người, cũng lại có thể coi rằng, trước sau, Người suốt đời là tác giả của chỉ một đề tài: dấu tranh cách mạng.”
- Phạm Huy Thông nhấn mạnh rằng sự nghiệp cách mạng là đề tài chủ đạo trong tác phẩm của Hồ Chí Minh.
- Người luôn coi văn học là một công cụ chiến đấu phục vụ cho sự nghiệp cách mạng và tập trung vào mục đích và đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức của tác phẩm.
a: "Điểm nổi bật trong phương pháp sáng tác của Hồ Chủ tịch là tính lãng mạn cách mạng."
- Từ những sáng tác và đóng góp trong sự nghiệp văn học của Hồ Chí Minh, có thể thấy ý kiến này là một cách nhìn sâu sắc về phong cách sáng tác của Bác, đã nêu bật sự kết hợp giữa tính lãng mạn và cách mạng trong tác phẩm của Người.
- Tính lãng mạn cách mạng giúp tác phẩm của Hồ Chí Minh trở nên đặc sắc, gợi lên tình cảm sâu lắng và ý chí cách mạng mạnh mẽ.
- Phản ánh, nhận thức một cách hiểu biết và đánh giá đúng về phong cách sáng tác, tầm quan trọng của Hồ Chí Minh trong văn học Việt Nam.
b: "... xét toàn bộ tác phẩm của Người, cũng lại có thể coi rằng, trước sau, Người suốt đời là tác giả của chỉ một đề tài: đấu tranh cách mạng."
- Cả cuộc đời của Bác Hồ luôn hướng về nhân dân, đau đáu về sự nghiệp giải phóng đất nước, đưa dân tộc thoát khỏi cảnh áp bức, lầm than. Bởi vậy, ngay cả trong chặng đường sáng tác văn học của Người, lòng yêu nước thiết tha và sự khao khát giải phóng dân tộc đã hình thành một tư tưởng và “đề tài” quan trọng trong các tác phẩm đầu tiên của Người: “Chống thực dân đế quốc, chống phong kiến tuyên truyền độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội”( Lời nói đầu - Le Paria số 01 ra ngày 1-4-1922). Đó không chỉ là đề tài các tác phẩm chính luận mà còn là nội dung của những tác phẩm văn học. Văn học ở Người chính là phương tiện làm sáng tỏ các luận đề chính trị nhằm mục đích thực hiện lý tưởng Cách mạng.
- Một số truyện, ký mà Người viết trong thời kỳ hoạt động trên đất Pháp những năm 20 của thế kỷ XX như:
+ Pari (1922- Nhân đạo)
+ Lời than vãn của bà Trưng trắc (1922- Nhân đạo)
+ Con người biết mùi hun khói (1922- Nhân đạo)
+ Vi hành (1923- Nhân đạo)
+ Đoàn kết giai cấp (1924- Người cùng khổ)
+ Con rùa (1925- Người cùng khổ)
+ Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu (1925- Người cùng khổ)…
=> Tất cả đều thể hiện một cái nhìn sáng suốt, riêng biệt, trí tuệ nhằm phản ánh sáng tạo hiện thực và lịch sử. Sự kín đáo kết hợp tư duy chính trị với phong cách kể chuyện, cách ghi chép tự nhiên rất dí dỏm đánh vào kẻ thù của dân tộc như là một thứ vũ khí lợi hại góp phần vào sự nghiệp cách mạng vẻ vang, to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.