Soạn bài Hai chữ nước nhà SGK Ngữ văn 9 tập 2 Chân trời sáng tạo — Không quảng cáo

Soạn văn 9 chân trời sáng tạo, Soạn văn lớp 9 hay nhất Bài 8. Những cung bậc tình cảm


Soạn bài Hai chữ nước nhà SGK Ngữ văn 9 tập 2 Chân trời sáng tạo

Hãy tìm hiểu thông tin về cuộc kháng chiến mười năm chống giặc Minh (1418 - 1428) của dân tộc ta và câu chuyện Nguyễn Phi Khanh dặn dò Nguyễn Trãi trước khi bị quân Minh bắt đưa sang Trung Quốc.

Nội dung chính

Qua đoạn trích Hai chữ nước nhà tác giả đã mượn một câu chuyện lịch sử có sức gợi cảm vô cùng lớn để bộc lộ được tình cảm mãnh liệt với đất nước khích lệ lòng yêu nước của đồng bào dân tộc.

Chuẩn bị đọc

Trả lời Câu hỏi Chuẩn bị đọc trang 70 SGK Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo

Hãy tìm hiểu thông tin về cuộc kháng chiến mười năm chống giặc Minh (1418 - 1428) của dân tộc ta và câu chuyện Nguyễn Phi Khanh dặn dò Nguyễn Trãi trước khi bị quân Minh bắt đưa sang Trung Quốc.

Phương pháp giải:

Từ những hiểu biết của bản thân để chia sẻ.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

1. Cuộc kháng chiến mười năm chống giặc Minh (1418 - 1428):

- Bối cảnh: Sau nhà Hồ thất bại, quân Minh xâm lược, ách đô hộ tàn bạo.

* Khởi nghĩa Lam Sơn:

+ Lãnh đạo: Lê Lợi (Lê Thái Tổ)

+ Giai đoạn:

- 1418 - 1424: Khởi nghĩa ở Thanh Hóa, nhiều lần bị vây quét.

- 1425 - 1427: Tiến ra Bắc, giải phóng nhiều vùng đất.

- 1427: Chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang, quân Minh đầu hàng.

* Ý nghĩa:

- Nền độc lập dân tộc được khôi phục.

- Nền nhà Lê được thành lập.

- Khẳng định tinh thần đoàn kết, ý chí quật cường của dân tộc.

2. Nguyễn Phi Khanh dặn dò Nguyễn Trãi:

- Nguyễn Phi Khanh: Tướng tài ba, trung thành nhà Lê.

- Nguyễn Trãi: Anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới.

+ Sự kiện: Bị quân Minh bắt, Nguyễn Phi Khanh dặn dò Nguyễn Trãi:

- Giữ gìn khí tiết, không khuất phục giặc.

- Tiếp tục chiến đấu chống giặc Minh.

- Học tập, rèn luyện để trở thành nhân tài giúp nước.

* Ý nghĩa:

- Thể hiện tinh thần trung quân ái quốc, ý chí quật cường của Nguyễn Phi Khanh.

- Thể hiện niềm tin vào tài năng, phẩm chất của Nguyễn Trãi.

Xem thêm
Cách 2

1. Cuộc kháng chiến mười năm chống giặc Minh (1418 - 1428):

Sau khi cuộc kháng chiến của Nhà Hồ thất bại (6.1407), các cuộc đấu tranh của nhân dân liên tiếp bùng nổ trên mọi miền đất nước chống lại chính quyền đô hộ Nhà Minh, nhưng đều không giành được tháng lợi. Năm 1416, tại Thanh Hoá, Lê Lợi - một hào trưởng có uy tín trong vùng, cùng 18 người cùng chí hướng (Lê Lai, Lê Thận, Lê Văn An, Lê Văn Linh, Trịnh Khả, Trương Lôi, Lê Liễu, Bùi Quốc Hưng, Lê Ninh, Lê Hiểm, Vũ Uy, Nguyễn Trãi, Đinh Liệt, Lưu Nhân Chú, Lê Bồi, Lê Lí, Đinh Lan, Trương Chiến) tổ chức hội thề tại Lũng Nhai (nay thuộc xã Ngọc Phụng, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hoá) kết nghĩa anh em cùng chung sức đánh giặc cứu nước. Sau một thời gian chuẩn bị, ngày 7.2.1418 Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa, xưng là Bình Định Vương, truyền hịch kêu gọi nhân dân các địa phương cùng nổi dậy đánh đuổi quân xâm lược. Nhiều người yêu nước và anh hùng hào kiệt khắp nơi lần lượt tìm về Lam Sơn tham gia đánh giặc.

- Giai đoạn 1 (1418-23), nghĩa quân chiến đấu chống các cuộc vây quét của quân Minh, bảo toàn lực lượng trên địa bàn thượng du Thanh Hoá.

- Giai đoạn 2 (5.1423-10.1424), tạm hoà hoãn để củng cố xây dựng lực lượng chờ thời cơ.

- Giai đoạn 3 (1424-25), chuyển hướng chiến lược, mở rộng địa bàn hoạt động vào phía nam.

- Giai đoạn 4 (1426-27), tiến công ra Bắc, kết thúc thắng lợi cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc

2. Nguyễn Phi Khanh dặn dò Nguyễn Trãi:

- Giữ gìn khí tiết, không khuất phục giặc.

- Tiếp tục chiến đấu chống giặc Minh.

- Học tập, rèn luyện để trở thành nhân tài giúp nước.

Xem thêm
Cách 2

Trải nghiệm cùng VB 1

Trả lời Câu hỏi 1 Trải nghiệm cùng văn bản trang 70 SGK Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo

Khổ thơ này thể hiện tâm trạng gì của nhân vật người cha?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ khổ thơ đầu tiên để chỉ ra tâm trạng của người cha.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Khổ thơ thể hiện tâm trạng buồn và tin cậy vào con.

Xem thêm
Cách 2

Tâm trạng buồn và tin cậy vào con

Xem thêm
Cách 2

Trải nghiệm cùng VB 2

Trả lời Câu hỏi 2 Trải nghiệm cùng văn bản trang 71 SGK Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo

Nhân vật người cha đã dẫn ra những câu chuyện, nhân vật lịch sử (trong các dòng thơ từ dòng 37 đến dòng 52) nhằm mục đích gì?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ các dòng thơ từ dòng 37 đến dòng 52 để nhận xét về mục đích.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Mục đích nhắc cho con nhớ công lao của cha ông, những gì cha ông đã gây dựng và nhắn con hãy bảo vệ lấy nó.

Xem thêm
Cách 2

Mục đích: nhắc cho con nhớ công lao của cha ông và nhắn con hãy bảo vệ lấy nó

Xem thêm
Cách 2

Trải nghiệm cùng VB 3

Trả lời Câu hỏi 3 Trải nghiệm cùng văn bản  trang 71 SGK Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo

Em hiểu thế nào về hai dòng thơ cuối?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ hai dòng thơ cuối để đưa ra nội dung.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Hai dòng thơ cuối nhắc nhở về công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ, khuyên nhủ con cái phải sống tốt, làm người có ích. Hơn nữa, "Đức sinh thành" không chỉ là cha mẹ, mà còn là những người có công lao với mình, với đất nước. “Sao cho khỏi để ô danh với đời" là lời nhắc nhở mỗi người cần sống xứng đáng với những hi sinh của thế hệ trước, góp phần xây dựng đất nước ngày càng tốt đẹp.

Xem thêm
Cách 2

Hai dòng thơ cuối nhắc nhở về công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ, khuyên nhủ con cái phải sống tốt, làm người có ích

Xem thêm
Cách 2

Sau khi đọc 1

Trả lời Câu hỏi 1 Suy ngẫm và phản hồi trang 71 SGK Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo

Thi luật của thơ song thất lục bát được thể hiện trong bài thơ như thế nào?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ bài thơ và gợi nhớ thể thơ song thất lục bát để chỉ ra thi luật.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Bài thơ được làm theo thể song thất lục bát, một thể thơ truyền thống của dân tộc rất phù hợp để diễn tả những cảm xúc của tâm hồn, những tâm sự cần mọi người chia sẻ. Hai câu bảy chữ như trào dâng, dồn dập. Hai câu lục bát da diết, chậm mà xoáy sâu, nhức nhối. Những thanh trắc ở câu bảy, hiệp vần ở hai câu lục bát làm tăng nhạc tính ở từng khổ thơ.

Xem thêm
Cách 2

Hai câu bảy chữ như trào dâng, dồn dập.

Hai câu lục bát da diết, chậm mà xoáy sâu, nhức nhối.

Những thanh trắc ở câu bảy, hiệp vần ở hai câu lục bát làm tăng nhạc tính ở từng khổ thơ.

Xem thêm
Cách 2

Sau khi đọc 2

Trả lời Câu hỏi 2 Suy ngẫm và phản hồi trang 71 SGK Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo

Tìm một số từ ngữ, hình ảnh trong văn bản mà theo em có tác dụng tăng sức cảm hoá, thuyết phục trong lời khuyên của người cha đối với người con.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ toàn bộ bài thơ để tìm một số từ ngữ hình ảnh có tác dụng cảm hóa thuyết phục trong lời khuyên.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Một số từ ngữ, hình ảnh trong văn bản mà theo em có tác dụng tăng sức cảm hoá, thuyết phục trong lời khuyên của người cha đối với người con:

Con ơi! Nhớ đức sinh thành,

Sao cho khỏi để ô danh với đời.

Xem thêm
Cách 2

Một số từ ngữ, hình ảnh:

Con ơi! Nhớ đức sinh thành,

Sao cho khỏi để ô danh với đời.

Xem thêm
Cách 2

Sau khi đọc 3

Trả lời Câu hỏi 3 Suy ngẫm và phản hồi trang 71 SGK Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo

Nêu tác dụng của cách gieo vần, ngắt nhịp, cách sử dụng điệp từ, điệp ngữ trong văn bản.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ bài thơ để nêu tác dụng của cách gieo vần, ngắt nhịp…

Lời giải chi tiết:

Cách 1

* Tác dụng của cách gieo vần, ngắt nhịp, cách sử dụng điệp từ, điệp ngữ trong văn bản:

- Những thanh trắc ở câu bảy, hiệp vần ở hai câu lục bát làm tăng nhạc tính ở từng khổ thơ.

- Gieo vần, ngắt nhịp, điệp từ, điệp ngữ là những biện pháp tu từ quan trọng góp phần tạo nên sự sinh động, hấp dẫn cho văn bản. Sử dụng hiệu quả các biện pháp tu từ này sẽ giúp tác giả thể hiện rõ ý tưởng, nội dung, tình cảm của mình một cách ấn tượng và lay động người đọc, người nghe.

Xem thêm
Cách 2

- Cách gieo vần, ngắt nhịp, điệp từ, điệp ngữ làm tăng nhạc tính ở từng khổ thơ, góp phần tạo nên sự sinh động, hấp dẫn cho văn bản.

- Sử dụng hiệu quả các biện pháp tu từ này sẽ giúp tác giả thể hiện rõ ý tưởng, nội dung, tình cảm của mình một cách ấn tượng và lay động người đọc, người nghe.

Xem thêm
Cách 2

Sau khi đọc 4

Trả lời Câu hỏi 4 Suy ngẫm và phản hồi trang 71 SGK Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo

Xác định bố cục, từ đó chỉ ra mạch cảm xúc của văn bản.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ bài thơ để xác định bố cục và mạch cảm xúc.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

* Bố cục:

- Câu 29 - 32: Tâm trạng người cha trong cảnh ngộ chia li.

- Câu 33 - 52: Hiện thực đau đớn của đất nước và nỗi lòng của người ra đi.

- Còn lại: Lời gửi sự nghiệp cứu nước cho con.

* Mạch cảm xúc: tình cảm mãnh liệt với đất nước khích lệ lòng yêu nước của đồng bào dân tộc.

Xem thêm
Cách 2

- Phần 1 (8 câu đầu): Tâm trạng của người cha trong cảnh ngộ éo le, đau đớn.

- Phần 2 (20 câu tiếp): Cảnh đất nước trong nỗi đau thương, tang tóc.

- Phần 3 (8 câu cuối): Lời than về thế bất lực của người cha và lời trao gửi cho con.

Xem thêm
Cách 2

Sau khi đọc 5

Trả lời Câu hỏi 5 Suy ngẫm và phản hồi trang 72 SGK Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo

Nêu chủ đề và cảm hứng chủ đạo của văn bản. Cho biết một số căn cứ để xác định chủ đề.

Phương pháp giải:

Nêu chủ đề và cảm hứng chủ đạo của văn bản. Cho biết một số căn cứ để xác định chủ đề.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Chủ đề: chiến tranh

- Cảm hứng chủ đạo: cảm hứng yêu nước, tình cảm thương dân và trao gửi sứ mệnh đất nước vào tay con.

- Căn cứ xác định chủ đề: tác giả liệt kê những công lao cha ông gây dựng, đa số là những cuộc chiến tranh bảo vệ bờ cõi.

Xem thêm
Cách 2

- Chủ đề: chiến tranh

- Cảm hứng chủ đạo: thể hiện lòng yêu nước và niềm tiếc thương cho vận nước => Căn cứ: tác giả liệt kê những công lao cha ông gây dựng, đa số là những cuộc chiến tranh bảo vệ bờ cõi.

Xem thêm
Cách 2

Sau khi đọc 6

Trả lời Câu hỏi 6 Suy ngẫm và phản hồi trang 72 SGK Ngữ văn 9 Chân trời sáng tạo

Thông điệp mà tác giả gửi gắm thông qua văn bản là gì?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản để xác định thông điệp gửi gắm.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Thông điệp: qua việc bộc lộ nỗi đau mất nước, nỗi căm thù quân giặc tác giả khích lệ tinh thần yêu nước của đồng bào, tỏ lòng khát khao độc lập, tự do.

Xem thêm
Cách 2

Bài thơ mang thông điệp yêu nước, động viên tinh thần dân tộc trước thực dân Pháp, đưa ta quay về những năm tháng đau thương của dân tộc, nhắc nhở về mối thù nhà nợ nước .

Xem thêm
Cách 2

Cùng chủ đề:

Soạn bài Cái roi tre SGK Ngữ văn 9 tập 2 Chân trời sáng tạo
Soạn bài Chiếc mũ miện dát đá be - Rô SGK Ngữ văn 9 tập 2 Chân trời sáng tạo
Soạn bài Chuyện người con gái nam xương SGK Ngữ văn 9 tập 1 Chân trời sáng tạo
Soạn bài Cột cờ Thủ Ngữ - Di tích bên sông Sài Gòn SGK Ngữ văn 9 tập 1 Chân trời sáng tạo
Soạn bài Dế chọi SGK Ngữ văn 9 tập 1 Chân trời sáng tạo
Soạn bài Hai chữ nước nhà SGK Ngữ văn 9 tập 2 Chân trời sáng tạo
Soạn bài Kể lại một câu chuyện tưởng tượng SGK Ngữ văn 9 tập 2 Chân trời sáng tạo
Soạn bài Kể một câu chuyện tưởng tượng SGK Ngữ văn 9 tập 1 Chân trời sáng tạo
Soạn bài Kẻ sát nhân lộ diện SGK Ngữ văn 9 tập 2 Chân trời sáng tạo
Soạn bài Kí ức tuổi thơ SGK Ngữ văn 9 tập 2 Chân trời sáng tạo
Soạn bài Làm một bài thơ tám chữ SGK Ngữ văn 9 tập 1 Chân trời sáng tạo